logo

Tóm tắt Khan hiếm nước ngọt bằng sơ đồ

icon_facebook

Câu hỏi: Tóm tắt Khan hiếm nước ngọt bằng sơ đồ?

Trả lời: 

Tóm tắt Khan hiếm nước ngọt bằng sơ đồ dễ nhớ nhất

Hãy cùng Top lời giải tìm hiểu về tác phẩm Khan hiếm nước ngọt nhé!


1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Văn bản “Khan hiếm nước ngọt” được đăng trên báo Nhân dân, năm 2003 của tác giả Trịnh Văn

- Tác phẩm “Khan hiếm nước ngọt” thuộc thể loại báo trí


2. Thể loại báo trí là gì?

- Theo từ điển Tiếng Việt, 1992 “ Thể loại là hinh thức sáng tác văn học, nghệ thuật phân chia theo phương thức phản ánh hiện thực, vận dụng ngôn ngữ, v.v..."

- Từ điển Bách khoa toàn thư Liên Xô, 1985, giải thích: “Thể loại là khái quát hóa những đặc tính của một nhóm lớn các tác phẩm có cùng một thuộc tỉnh về nội dung, hình thức, cách biểu hiện tác phẩm của một thời đại, một giai đoạn, một dân tộc hay một nền nghệ thuật thế giới".

- Hệ thống thể loại ở mỗi loại hình nghệ thuật được hình thành khác nhau do những đặc điểm và đặc tỉnh khác nhau.

- Báo chỉ bao gồm các loại hình: báo in, phát thanh, truyền hình, báo mạng điện tử. Trong quá trình hình thành và phát triển các thể loại cũng được hình thành và xác lập, phù hợp với nội dung, mục địch và tôn chi hoạt động.

- Báo chí Việt Nam ra đời muộn hơn so với bảo chí Châu Âu và phương Tây nên có nhiều quan niệm khác nhau về thể loại bảo chí. Sự hình thảnh và xác lập  thể loại báo chí ở Việt Nam là do nhu cầu nội tại của quá trình xây dựng kinh tế - xã hội của đất nước. Báo chí nước ta chịu ảnh hưởng cách thể hiện của báo chí nước ngoài. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, các thế hệ nhà báo Việt Nam đã vận dụng cách thức, phương pháp thể hiện từ lý luận báo chí thế giới một cách linh hoạt sáng tạo, phủ hợp với phong tục tập quán, văn hóa dân tộc, lối sống, trình độ nhận thức của nhân dân, cả những chủ trương đường lối, quan điểm của Đảng và Nhả nước trong từng giai đoạn lịch sử.


3. Tóm tắt tác phẩm “Khan hiếm nước ngọt”

Nhiều người đã lầm khi tin rằng con người và muôn loài trên quả đất không bao giờ thiếu nước. Sự thật là bề mặt quả đất mênh mông là nước, nhưng đó là nước mặn chứ không phải nước ngọt. Hơn nữa, đủ thứ rác thải, chất độc cứ vô tư ngấm xuống đất, thải ra sông suối, khiến nguồn nước sạch càng khan hiếm hơn nữa. Trên hành tinh có khoảng hơn 2 tỉ người thiếu nước ngọt để sinh hoạt hằng ngày. 

Tóm tắt Khan hiếm nước ngọt bằng sơ đồ dễ nhớ nhất (ảnh 2)

Thiếu nước thì đất đai sẽ khô cằn, cây cối, muôn vật không sống nổi vì chả có thứ gì mà không cần nước. Nguồn nước ngọt trong khi đó phân bố không đều, có nơi ngập nước, có nơi khan hiếm. Vì vậy, cùng với việc khai thác các nguồn nước ngọt, con người càng phải sử dụng hợp lí, tiết kiệm tài nguyên nước.


4. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm “Khan hiếm nước ngọt”

a. Nêu vấn đề khan hiếm nước ngọt

- Đưa ra nhận định sai lầm: Bề mặt Trái Đất mênh mông là nước với đại dương bao quanh, sông ngòi chằng chịt, các hồ nằm sâu trong đất liền.

→ Khẳng định suy nghĩ sai lầm nếu tin rằng con người và muôn loài không bao giờ thiếu nước.

- Đưa ra nhận định của bản thân: 

+ Phân biệt nước ngọt, nước mặn. 

+ Nước ngọt trên hành tinh còn lại hầu hết ở những nơi khó khai thác: Bắc Cực, Nam Cực, dãy Hi-ma-lay-a.

+ Con người chỉ có thể khai thác ở sông, suối, đầm, ao... 

→ Khẳng định sự không vô tận.

b. Hiện tượng khan hiếm nước ngọt

- Thực trạng: 

+ Theo Tổ chức Y tế thế giới, trên hành tinh có hơn 2 tỉ người thiếu nước ngọt.

+ Chẳng hạn vùng núi đá Đồng Văn, Hà Giang, bà con phải đi xa vài ba cây số lấy nước.

- Nguyên nhân:

+  Nước ngọt trên hành tinh hầu hết ở những nơi khó khai thác: Bắc Cực, Nam Cực, dãy Hi-ma-lay-a.

+ Con người làm ô nhiễm: rác thải, chất độc đổ thẳng xuống sông suối.

+ Cuộc sống ngày càng tiến bộ, con người ngày càng sử dụng nước nhiều hơn cho nhu cầu của mình.

+ Nguồn nước ngọt phân bố không đều, vấn đề khai thác khó khăn, tốn kém.

- Hậu quả:

+ Khó khăn trong sinh hoạt của người dân.

+ Đất đai sẽ khô cằn, cây cối, muôn vật không sống nổi nếu thiếu nước.

+ Muốn có nước sạch, hợp vệ sinh dùng rất tốn kém.

c. Bài học nhận thức cho con người

- Khai thác nguồn nước ngọt tự nhiên.

- Sử dụng hợp lí, tiết kiệm tài nguyên nước.


5. Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm “Khan hiếm nước ngọt”

a. Giá trị nội dung:

- Văn bản nêu lên hiện trạng khan hiếm nước ngọt trên thế giới. Từ đó nhắc nhở con người phải sử dụng một cách hợp lí, tiết kiệm tài nguyên nước ngọt.

b. Giá trị nghệ thuật: 

- Lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, dẫn chứng thuyết phục.

icon-date
Xuất bản : 05/03/2022 - Cập nhật : 07/03/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads