Câu hỏi: Tóm tắt Phạm Tuyên và ca khúc Mừng Chiến Thắng Trang 90 bằng sơ đồ?
Trả lời:
Hãy cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về tác phẩm Phạm Tuyên và ca khúc Mừng Chiến Thắng nhé!
- Văn bản "Phạm Tuyên và ca khúc mừng chiến thắng" của Tác giả Nguyệt Cát, đăng trên báo điện tử kienthuc.net ngày 28/4/2013
- Phạm Tuyên sinh ngày 12 tháng 1 năm 1930, quê ở làng Lương Ngọc, xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương và là người con thứ 9 của Phạm Quỳnh, một viên quan đại thần và nhà văn hóa thời Nguyễn.
- Năm 1949, ông công tác tại Trường Lục quân Trần Quốc Tuấn, khóa V. Năm 1950, là Đại đội trưởng tại Trường Thiếu sinh quân Việt Nam. Trong thời gian này, ông đã có những chùm ca khúc về Trường Lục quân Trần Quốc Tuấn, về Thiếu sinh quân Việt Nam.
- Năm 1954, ông được cử làm cán bộ phụ trách Văn-Thể-Mỹ tại Khu học xá Trung ương (Nam Ninh, Trung Quốc). Từ năm 1958, ông về nước, công tác tại Đài tiếng nói Việt Nam, đảm nhiệm nhiều chức vụ chỉ đạo về biên tập âm nhạc. Từ đó cho đến năm 1975, ông đã sáng tác nhiều bài hát được nhiều người biết như Bài ca người thợ rừng, Bài ca người thợ mỏ, hợp xướng Miền Nam anh dũng và bất khuất, Bám biển quê hương, Yêu biết mấy những con đường, Chiếc gậy Trường Sơn, Gảy đàn lên hỡi người bạn Mỹ, Từ làng Sen, Đêm trên Cha Lo, Từ một ngã tư đường phố.
- Ông có sáng tác nhiều cho lớp trẻ. Nhiều bài hát thiếu nhi đã trở thành bài truyền thống qua nhiều thế hệ như: Tiến lên đoàn viên, Chiếc đèn ông sao, Hành khúc Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Hát dưới cờ Hà Nội, Gặp nhau giữa trời thu Hà Nội, Đêm pháo hoa, Cô và mẹ,...
- Ông còn viết nhiều bài cho tạp chí, Đài phát thanh và truyền hình giới thiệu về thẩm mỹ âm nhạc, về tác giả và tác phẩm, là người đề xướng và chỉ đạo nhiều cuộc thi mang tính chất toàn quốc như Tiếng hát hoa phượng đỏ, Liên hoan Văn nghệ truyền hình toàn quốc, nhiều năm là Chủ tịch Hội đồng giám khảo của nhiều Hội diễn toàn quốc về văn hoá - văn nghệ của Bộ Văn hóa Thông tin và nhiều ngành khác trong nước.
- Năm 2012, ông được Nhà nước Việt Nam trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt IV (4) về văn học nghệ thuật cho các tác phẩm Những ngôi sao ca đêm, Từ Làng Sen, Đêm trên Cha Lo, Tiến lên Đoàn viên, Đảng đã cho tôi sáng mắt sáng lòng.
- Văn bản viết về quá trình ra đời và giá trị của bài hát “Như có Bác trong ngày đại thắng”. Đầu tháng 4 -1945 tin chiến thắng đã vang dội khắp chiến trường miền Nam. Bản tin chiều ngày 28/4/1975 về hành động oanh tạc sân bay Tân Sơn Nhất của phi công Nguyễn Thành Trung là cú hích quan trọng cho sự ra đời của bài hát “Như có Bác trong ngày đại thắng”. Ngày 30/4 khi cờ đỏ sao vàng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập cũng là lúc bài hát được phát đi mọi nơi để chào mừng ngày độc lập, tự do của đất nước. Cho đến nay bài hát vẫn vượt qua mọi thử thách của thời gian, đến với mọi tầng lớp giai cấp trong xã hội. Bài hát có ý nghĩa vô cùng to lớn vì nó là những ngày gian khổ mất mát, hi sinh và khát vọng độc lập dân tộc của rất nhiều những người dân Việt Nam.
a. Giới thiệu và nhạc phẩm
- Sapô nêu vấn đề: “Một lần, khi được hỏi về thời gian sáng tác..”
- Tên nhạc phẩm - nhạc sĩ sáng tác: nhạc phẩm “Như có Bác trong ngày đại thắng” của nhạc sĩ Phạm Tuyên.
- Được vang lên mỗi độ tháng Tư (30/4-1/5)
- "Tôi" được tác giả kể về quá trình ra đời bài hát.
b. Sự ra đời của văn bản
- Nguyên nhân:
+ Gián tiếp: Tin chiến thắng vang dội liên tiếp.
+ Trực tiếp: Bản tin về hành động oanh tạc sân bay Tân Sơn Nhất của phi công Nguyễn Thành Trung
- Thời gian sáng tác: 2 tiếng.
- Thể loại:
+ Dự định: Hợp xướng
+ Thực tế: Bài hát
- Phát hành:
+ Ban đầu: Dự định để dành đến 7/5.
+ Thực tế: Chiến thắng nhanh chóng, làm gấp rút, được duyệt bởi Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam.
+ Suốt ngày 1/5 ca khúc ca vang.
c. Ý nghĩa
- Bài hát có số phận đặc biệt, vượt qua thử thách của thời gian, đến với mọi giai cấp, không phân biệt quốc gia.
- Đối với tác giả: không chỉ được viết trong 2 tiếng mà là cả cuộc đời.
a. Giá trị nội dung
- Phạm Tuyên và ca khúc mừng chiến thắng là văn bản cung cấp thông tin về bài hát Như có Bác trong ngày vui đại thắng: tác giả, hoàn cảnh ra đời, ý nghĩa,... đem đến tri thức nghệ thuật cho độc giả.
b. Giá trị nghệ thuật
- Cấu trúc chặt chẽ, rõ ràng, có dẫn chứng, trích lời nói cụ thể của nhân vật làm tăng tính chân thực.