logo

Tóm tắt Gấu con chân vòng kiềng bằng sơ đồ

icon_facebook

Câu hỏi: Tóm tắt Gấu con chân vòng kiềng bằng sơ đồ?

Trả lời: 

Tóm tắt Gấu con chân vòng kiềng bằng sơ đồ dễ hiểu nhất

Hãy cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về tác phẩm Gấu con chân vòng kiềng nhé!


1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm

a. Tác giả U – xa – chốp

- Andrey Alekseevich Usachev sinh ngày 5 – 7 - 1958.

- Quê quán: Mát-xco-va, Nga.

- Là nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch cho thiếu nhi.

- Từ khi thiếu niên, ông đã bắt đầu làm thơ. Sau trung học, Andrey Usachev đi học đại học tại Moscow để nghiên cứu kỹ thuật điện tử, nhưng sau 4 khóa học bỏ học.

Tóm tắt Gấu con chân vòng kiềng bằng sơ đồ dễ hiểu nhất (ảnh 2)

- Sau khi rời quân đội, nhà thơ đã được đăng ký tại Khoa Ngữ văn của Đại học bang Kalinin, tốt nghiệp năm 1987. Luận văn là về đề tài: "Các bài thơ về những bài thơ cho trẻ em Daniila Harmsa".

- Năm 1985, U-xa-chốp bắt đầu xuất bản các tác phẩm của mình.

- Ông có hàng trăm cuốn sách viết về trẻ em được xuất bản tại Nga. Nhiều sách của ông được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới như Nhật Bản, Ba Lan, Serbia.

- Năm 1994, ông đã viết những cuốn sách thơ "Dreams Petushkova". Ngoài ra còn có một số tác phẩm khác như "Magic ABC", "Fairy ABC", "Planet of mèo" và "Hộp",…

b. Tác phẩm Gấu con chân vòng kiềng

- Bài thơ kể về câu chuyện của một chú gấu chân vòng kiềng.

- Những yếu tố tự sự trong bài thơ: kể lại một lần chú gấu bị ngã và bị trêu chọc chân vòng kiềng khiến cậu xấu hổ. Trở về nhà nghe lời mẹ nói, cậu đã lấy được tự tin không hề thấy xấu hổ

- Tác phẩn được viết theo thể thơ 5 chữ


2. Thể thơ 5 chữ là gì?

a. Khái niệm

- Thơ năm chữ hay thơ ngũ ngôn là một trong những thể thơ được sử dụng phổ biến và vô cùng quen thuộc với người Việt Nam.

- Số tiếng trong mỗi câu thơ luôn gồm năm tiếng phối hợp với vần, nhịp mang đến sự gần gũi và dễ đọc, dễ làm đối với trẻ thơ.

- So với thơ bốn chữ, thơ năm chữ có phần đi vào chiều sâu suy tư hơn bởi những đặc trưng riêng của nó.

- Các nhà thơ nổi tiếng tham gia sáng tác ở thể loại này có thể kể đến là Phạm Hồ, Trần Đăng Khoa, Tô Hà... với nhiều tác phẩm khá quen thuộc với tuổi thơ của chúng ta.

b. Nhịp thơ và vần thơ

- Nhịp thơ:

+ Thơ năm chữ còn có thể đọc theo nhịp, phố biển là nhịp 3/2. Nhưng thơ năm chữ cũng có thể theo nhịp 2/3, hay thậm chí là 1/4, 4/1...

+ Một bài thơ năm chữ có thể gồm nhiều khổ thơ, có thể từ 1 đến 4, 5 hoặc nhiều khổ. Mỗi khổ thơ thường có bốn câu (bốn dòng thơ).

- Vần thơ: Thơ năm chữ sử dụng các vần chân, vần lưng, vần liền, vần cách.

+ Vần lưng: là sự phối vần giữa tiếng đứng cuối câu trước với tiếng ở giữa câu sau.

+ Vần chân, vần liền: là sự phối vần giữ tiếng cuối của hai câu thơ liên tiếp nhau.

c. Ứng dụng thơ 5 chữ

- Do đặc trưng câu thơ năm chữ tương đối ngắn, thể thơ này phù hợp để diễn đạt những nội dung nhí nhånh, vui tươi... đồng thời cũng truyền đạt những suy tư của tác giả vào tác phẩm đến người đọc.


3. Tóm tắt tác phẩm Gấu con chân vòng kiềng

Một ngày nọ, gấu con đi dạo trong rừng nhỏ. Đột nhiên, khi đang nhặt thông và hát líu lo, một quả thông rơi trúng gấu con. Gấu con loạng choạng, vấp phải chân và ngã cái bộp. Thấy gấu con bị ngã, con sáo trên cành hét to trêu chọc "Ê gấu, chân vòng kiềng/ Giẫm phải đuôi à nhóc". Rồi lại đến cả năm con thỏ trong bụi hùa theo rồi hét thật to "đến xấu". 

Thế rồi ai cũng biết, tất cả đều chê bai. Gấu con tủi thân chạy về mách mẹ "Con thà chết còn hơn". Nó nấp sau cánh tủ, khóc nức vì bị cả khu rừng trêu chân vòng kiềng xấu. Ngạc nhiên thay, mẹ gấu khen chân gấu rất đẹp, mẹ luôn tự hào. Cả mẹ, bố chân đều cong và ông nội - con gấu giỏi nhất vùng - cũng vậy. Gấu con nghe vậy thì bình tâm trở lại, ăn bánh mật và bước ra kiêu hãnh, vui vẻ hét to "Chân vòng kiềng là ta/ Ta vào rừng đi dạo!".


4. Giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Gấu con chân vòng kiềng

a. Giá trị nội dung

- Gấu con chân vòng kiềng nêu lên vấn đề về ngoại hình của con người. Bài thơ khẳng định ngoại hình không quan trọng và không nên đánh giá người khác qua vẻ bề ngoài. 

b. Giá trị nghệ thuật

- Thể thơ 5 chữ dễ đọc, dễ nhớ, phù hợp với lối kể chuyện, cùng các biện pháp nghệ thuật: điệp ngữ, hoán dụ,...
- Kết hợp linh hoạt giữa phương thức kể, miêu tả và biểu cảm.

icon-date
Xuất bản : 05/03/2022 - Cập nhật : 05/03/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads