logo

Tóm tắt bài Chái bếp Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo

Mỗi vùng miền lại có những đặc điểm khác nhau về sinh hoạt. Vậy nên, tuổi thơ của những đứa trẻ cũng sẽ có sự khác biệt. Tuổi thơ của bạn có thể là cách đồng thơm hương sữa non, là bờ đê đầy cánh diều lộng gió. Còn tuổi thơ của tác giả trong tác phẩm Chái bếp là hình ảnh người mẹ loay hoay bên chái bếp quen thuộc. Mời các em cùng Toploigiai tìm hiểu về hình ảnh này thông qua các mẫu tóm tắt Chái bếp


Tóm tắt bài Chái bếp Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo - Mẫu số 1

    Tác giả đang nhớ về những kỷ niệm tuổi thơ bên căn chái bếp. Muốn được trở về khoảng thời gian đó, được một lần nữa trải nghiệm những hoạt động bên căn chái bếp. Ở đó có những kỷ niệm thân quen, bên những người thân yêu của tác giả. Nhớ về căn chái bếp có những ngọn khói đang bốc lên trong nồi cám đang đun dở của mẹ. Hàng ngày mẹ vẫn ngồi bên cạnh bếp lửa để đun nồi cám lợn, chái bếp vẫn nằm lặng im bên cạnh ngắm những làn khói đung đưa, bên nồi cám đang sôi ùng ục. Đó là những hình ảnh rất đỗi bình thường nhưng tác giả vẫn nhớ như in. Căn chái bếp còn in dấu hình ảnh của người cha đang làm những cánh cung trong chái bếp. Mỗi một hoạt động của các thành viên trong gia đình, mỗi một sự kiện lớn nhỏ đều gắn liền bên căn chái bếp. Căn chái bếp vẫn nằm đó, hàng ngày trải qua nắng mưa cùng sự phai mòn của thời gian. Những căn nhà nhiều gian khi xưa, nhưng không bao giờ thiếu căn chái bếp. Ở đó có cả thần bếp đang canh bếp lửa, có những con người nông dân tần tảo, một nắng hai sương vất vả sớm chiều. Xung quanh chái bếp là khung cảnh nhộn nhịp sôi động với những tiếng cười khóc của những đứa trẻ trên nôi, là những người đi về với tổ tiên. Tiếng lửa đượm sương giá, tiếng ngô xay của mẹ đều là những hình ảnh thân thuộc bên căn chái bếp. Bây giờ khi lớn lên, những hình ảnh đó đã không còn nữa, tác giả tha thiết muốn trở lại nơi đây. Nơi có căn chái bếp gắn liền với những tình cảm thân yêu của tác giả. 

Tóm tắt Chái bếp

Tóm tắt bài Chái bếp Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo - Mẫu số 2

    Những kỷ niệm tuổi thơ luôn là những kỷ niệm không quên, sâu sắc nhất trong lòng của tác giả. Tác giả tha thiết muốn được trở về căn chái bếp, muốn một lần nữa cùng trải qua các hoạt động gắn liền với những người dân quê bên căn chái. Đó là thứ tình cảm trân trọng, lưu luyến qua mỗi hình ảnh, ký ức về con người được thể hiện qua từng câu chữ. Căn chái bếp là một gian nhỏ trong một căn nhà có ba gian, là nơi đun nấu và sinh hoạt của những người dân tộc Dao. Nơi đó có lúc thì bùng lên ngọn lên qua nồi cám mẹ đang đun, lúc thì lại nằm yên trong đêm tối. Căn chái bếp lúc nào cũng sẽ làn khói nghi ngút tỏa ra, đêm đông thì lại sưởi ấm cho cả gia đình. Ngoài ra, căn chái bếp như là một điều kỳ diệu, là nơi chứa đựng những cánh cung, chứng kiến quá trình lớn lên của một đứa trẻ. Xung quanh chái là âm thanh những đứa trẻ đang vui đùa trên nôi, là âm thanh của những người mẹ đang ru con ngủ. Căn chái bếp lúc nào cũng sôi động như thế, không lúc nào vắng bóng âm thanh. Trải qua bao thời gian, con người cũng theo đó về với tổ tiên, nhưng căn chái bếp vẫn nằm đó chứng kiến sinh hoạt của con người. Căn chái bếp được gia đình tu sửa bằng những lá cọ và còn được dẫn nước về máng. Tất cả những kỷ niệm đó thôi thúc tác giả quay về nơi mà mình sinh ra, nơi có mẹ cha đang tần tảo quanh nơi chái bếp.    

-------------------------------

Trên đây là một số bài mẫu Tóm tắt Chái bếp. Hy vọng bài viết trên của Toploigiai sẽ giúp ích các em trong quá trình làm bài và ôn luyện tác phẩm. Chúc các em học tốt môn Văn!

icon-date
Xuất bản : 26/02/2023 - Cập nhật : 29/06/2023