logo

Tóm tắt Ca Huế (Sơ đồ tư duy, nội dung chính)

Tìm hiểu tác phẩm, tóm tắt Ca Huế ngắn gọn nhất. Hướng dẫn cách vẽ sơ đồ tư duy bài Ca Huế dễ hiểu bám sát nội dung SGK Ngữ văn 7 Cánh diều.


1. Ca Huế

Ca Huế khởi nguồn từ hát cửa quyền trong cung vua phủ chúa, với hình thức diễn xướng mang tính bác học, dành cho giới thượng lưu say mê nghệ thuật. Theo thời gian, lối hát thính phòng này dân được dân gian hóa để có điều kiện đến với nhiều tầng lớp công chúng. [...]

Môi trường diễn xướng của ca Huế thường ở trong một không gian hẹp, số lượng người trình diễn và người nghe hạn chế, do tính chất của âm nhạc mang tính tâm tình, tự sự Ca Huế không trình diễn trước đám đông hoặc hát dưới ánh Mặt Trời. Số lượng người trình diễn cho một buổi —.. h ca Huế có khoảng từ 8 đến 10 trong đó, số lượng nhạc công có từ 5 đến 6 người. Ca sĩ, nhạc công sẽ hoà đàn và hát các bài bản trong các nhạc mục của ca Huế. Biên chê của dàn nhạc phải sử dụng đạt chuẩn 4 hoặc 5 nhạc cụ trong đàn ngũ tuyệt cổ  điện, bao gồm: đàn nguyệt, đàn tỳ bà, đàn nhị, đàn tranh, đàn tam và tùy theo từng trường hợp. Có thể không có cây đàn tâm mà bổ sung thêm cây đàn bầu với đầy đủ biên chế của đản ngũ tuyệt, hoặc có thể dùng dàn tứ tuyệt bao gồm các nhạc cụ: nguyệt, nhị, tỳ và đàn tranh hoặc đầy đủ hơn là dàn lục ngự: tam, tỉ, nhị, nguyệt, tranh, bâu.

Trình diễn ca Huế là một cuộc tao ngộ ”giữa các tao nhân mặc khách” có hiểu biết về văn hoá và âm nhạc. Buổi biểu diễn không bị lệ thuộc vào quy trình cứng nhắc giữa người thưởng thức và người trình diễn mà có sự hiểu biết lẫn nhau giữa chủ và khách, thể hiện bằng hai phong cách:

- Biểu diễn truyền thống: người biểu diễn và người thưởng thức có mối quan hệ thân thiết, có quen biết nhau hoặc có nghe vẻ tải nghệ biểu diễn của nhau. Họ cùng ở trong một địa bàn hoặc đến từ các vùng miền khác nhau, am hiểu về ca Huế. Buổi biểu diễn được xen kẽ với các nhận xét, đánh giá, bình phẩm giống như một cuộc tọa đàm nhỏ vẽ nghệ thuật ca Huế

- Biểu diễn cho du khách: có người giới thiệu chương trình, quá trình hình thành, phát triển cũng như giá trị của ca Huế với các tiết mục biểu diễn minh hoạ của nghệ nhân. Hình thức này chỉ mới xuất hiện trong khoảng nửa cuối thế kỉ XX, là loại hình biểu diễn ca Huế trong các hội làng, cưới hỏi và sau nảy, phổ biến trong phục vụ du lịch trên sông Hương.

Ca Huế được các nghệ nhân tài danh sáng tạo, bổ sung, tạo thành hệ thống bài bản phong phú, với giai điệu hoàn chỉnh, mang tính nghệ thuật cao, lời ca giàu chất văn học, kĩ thuật ca hát tinh tế, điêu. luyện, nhạc đệm hoàn hảo. [...]

Là thể loại âm nhạc kết hợp giữa dân gian, chuyên nghiệp và bác học của ca nhạc thính phòng, một thể loại âm nhạc đỉnh cao trong toàn bộ các di sản âm nhạc truyền thống Việt Nam, ca Huế đã được Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia theo Quyết định số 1877/QĐ-BVHTTDL ngày 08 tháng 6 năm 2015.

(Theo Cục Di sản văn hoá: dsvh.gov.vn)

>>>Xem thêm: Soạn bài Ca Huế Ngữ văn 7 Cánh diều


2. Tóm tắt Ca Huế

Mẫu 1:

Những đặc trưng nổi bật của ca Huế từ môi trường diễn xướng, số lượng người trình diễn, số lượng khán giả, số lượng nhạc công, nhạc cụ và phong cách biểu diễn ca Huế. Từ đó thấy được nét đặc sắc, độc đáo của bộ môn nghệ thuật này.

Mẫu 2:

Xứ Huế vốn nổi tiếng với các điệu hò. Mỗi câu hò dù ngắn hay dài đều gửi gắm những tâm tình, tình cảm trọn vẹn. Ngoài ra, hò Huế còn thể hiện lòng khao khát, nỗi mong chờ hoài vọng tha thiết. Vào ban đêm, các lữ khách chèo thuyền rồng đi lại trên sông Hương nghe những câu hò quả là một thú vui. Ca Huế được hình thành từ dòng ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình, thể hiện qua hai dòng điệu Bắc và điệu Nam. Ca Huế là thú vui tao nhã, đầy sức quyến rũ. Còn người con gái Huế nội tâm lại thật phong phú và âm thầm, kín đáo.


3. Giá trị nội dung Ca Huế

Văn bản giúp người đọc hiểu được nguồn gốc, môi trường và giá trị của ca Huế, đồng thời giúp người đọc hiểu được các quy tắc, luật lệ trong hoạt động ca Huế

4. Sơ đồ tư duy Ca Huế

Tóm tắt Ca Huế (Sơ đồ tư duy, nội dung chính)

>>>Xem thêm: Tác giả - tác phẩm: Ca Huế Ngữ văn 7 Kết nối tri thức

icon-date
Xuất bản : 23/07/2022 - Cập nhật : 10/09/2022