logo

Toán lớp 4 trang 116 quy đồng mẫu số?

Đáp án chi tiết, giải thích dễ hiểu nhất cho câu hỏi: “Toán lớp 4 trang 116 quy đồng mẫu số?” cùng với kiến thức tham khảo do Top lời giải biên soạn là tài liệu cực hay và bổ ích giúp các bạn học sinh ôn tập và tích luỹ thêm kiến thức bộ môn Toán lớp 4


Trả lời câu hỏi: Toán lớp 4 trang 116 quy đồng mẫu số?

Bài 1: Quy đồng mẫu số các phân số

Toán lớp 4 trang 116 quy đồng mẫu số?

Phương pháp giải:

Khi quy đồng mẫu số hai phân số có thể làm như sau:

- Lấy tử số và mẫu số của phân số thứ nhất nhân với mẫu số của phân số thứ hai.

- Lấy tử số và mẫu số của phân số thứ hai nhân với mẫu số của phân số thứ nhất.

Đáp án:

Toán lớp 4 trang 116 quy đồng mẫu số? (ảnh 2)

Bài 2: Quy đồng mẫu số các phân số sau:

Toán lớp 4 trang 116 quy đồng mẫu số? (ảnh 3)

Phương pháp giải:

Khi quy đồng mẫu số hai phân số có thể làm như sau:

- Lấy tử số và mẫu số của phân số thứ nhất nhân với mẫu số của phân số thứ hai.

- Lấy tử số và mẫu số của phân số thứ hai nhân với mẫu số của phân số thứ nhất.

Đáp án:

Toán lớp 4 trang 116 quy đồng mẫu số? (ảnh 4)

Bổ sung thêm kiến thức cùng Top lời giải thông qua bài mở rộng về phân số nhé!


Kiến thức mở rộng về phân số


1. Định nghĩa phân số

Chúng ta bắt đầu với định nghĩa về phân số (PS), một PS chỉ đơn giản là con số cho chúng ta biết mình có bao nhiêu phần trong một tổng thể. Bạn có thể nhận ra một PS bằng dấu gạch giữa hai số nguyên. Chúng ta có một số trên cùng, đó gọi là tử số và một số dưới dấu gạch ngang, gọi là mẫu số.

Lấy ví dụ, 1/2  là một PS. Bạn có thể viết nó với một dấu gạch chéo như vậy hoặc có thể viết số 1 lên trên số 2 với dấu gạch ngang ở giữa hai số. Với PS này, 1 là tử số và 2 là mẫu số.

Vậy, phân số này có nghĩa là gì? Chà, nếu chúng ta hình dung ra một chiếc bánh, vậy thì mẫu số ở dưới cho chúng ta biết có bao nhiêu lát bánh đã được cắt, và mẫu số ở trên cho chúng ta biết ta có thể có bao nhiêu lát trong số đó.

Vì vậy, 1/2 cho chúng ta biết rằng chúng ta đã cắt chiếc bánh của mình thành hai lát và ta có thể lấy 1 trong 2 lát đó. Đó chẳng phải là một nửa của chiếc bánh hay sao? Vì vậy, 1/2 của một chiếc bánh là một nửa chiếc bánh

Toán lớp 4 trang 116 quy đồng mẫu số? (ảnh 5)

2. Phân loại phân số

Như đã đề cập, phân số được thể hiện bằng hai số nguyên và phân cách bằng một đường ngang. Số phía trên là tử số và số dưới là mẫu số, mẫu số phải khác 0. Có các loại phân số như sau:

- PS có tử nhỏ hơn mẫu số, ví dụ 3/4;

- Phân số có tử số lớn hơn mẫu số gọi là gì? Đây là PS chắc chắn lớn hơn 1, ví dụ 9/2;

- Hỗn số: là một số bao gồm một phần nguyên và phần phân, ví dụ 2 và 1/3;

- PS bằng nhau: là PS giữ nguyên tỷ lệ của PS khác, ví dụ: 5/2 = 10/4;

- PS tối giản: nó không thể được rút gọn về một phân số tương đương có tử và mẫu nhỏ hơn được nữa, ví dụ: 4/3;

- PS thập phân: là PS có mẫu số là lũy thừa của cơ số 10 (hoặc 100,1000, …), ví dụ 8/100.


3. Tính chất phân số

- Nếu ta nhân cả tử và mẫu của một phân số với cùng một số nguyên khác 0 thì ta được phân số bằng phân số đã cho.

Toán lớp 4 trang 116 quy đồng mẫu số? (ảnh 6)

- Nếu chia cả tử và mẫu của một phân số cho cùng một ước chung của chúng thì ta được một phân số bằng phân số đã cho.

Toán lớp 4 trang 116 quy đồng mẫu số? (ảnh 7)

- Ví dụ: 

Toán lớp 4 trang 116 quy đồng mẫu số? (ảnh 8)

- Lưu ý:

+ Nếu ta nhân cả tử và mẫu của một phân số với -1 thì ta được một phân số bằng nó có tử và mẫu lần lượt là đối số của tử số và mẫu số của phân số đã cho.

+ Nói cách khác, nếu ta đổi dấu cả tử và mẫu của một phân số thì được phân số bằng phân số đã cho.

Toán lớp 4 trang 116 quy đồng mẫu số? (ảnh 9)

4. So sánh hai phân số 

a. So sánh các phân số cùng mẫu số 

Quy tắc: Trong hai phân số có cùng mẫu số:

+ Phân số nào có tử số bé hơn thì phân số đó bé hơn.

+ Phân số nào có tử số lớn hơn thì phân số đó lớn hơn.

+ Nếu tử số bằng nhau thì hai phân số đó bằng nhau.

Toán lớp 4 trang 116 quy đồng mẫu số? (ảnh 10)

b. So sánh các phân số cùng tử số

- Quy tắc: Trong hai phân số có cùng tử số:

+ Phân số nào có mẫu số bé hơn thì phân số đó lớn hơn.

+ Phân số nào có mẫu số lớn hơn thì phân số đó bé hơn.

+ Nếu mẫu số bằng nhau thì hai phân số đó bằng nhau.

- Chú ý: Phần so sánh các phân số cùng tử số, học sinh rất hay bị nhầm, các bạn HS nên chú ý nhớ và hiểu đúng quy tắc.

c. So sánh các phân số khác mẫu

* Quy đồng mẫu số

- Quy tắc: Muốn so sánh hai phân số khác mẫu số, ta có thể quy đồng mẫu số hai phân số đó rồi so sánh các tử số của hai phân số mới.

- Phương pháp giải:

+ Bước 1: Quy đồng mẫu số hai phân số.

+ Bước 2: So sánh hai phân số có cùng mẫu số đó.

+ Bước 3: Rút ra kết luận.

- Ví dụ: So sánh hai phân số:

Toán lớp 4 trang 116 quy đồng mẫu số? (ảnh 11)

Cách giải:

* Quy đồng tử số

- Điều kiện áp dụng: Khi hai phân số có mẫu số khác nhau nhưng mẫu số rất lớn và tử số nhỏ thì ta nên áp dụng cách quy đồng tử số để việc tính toán trở nên dễ dàng hơn.

- Quy tắc: Muốn so sánh hai phân số khác tử số, ta có thể quy đồng tử số hai phân số đó rồi so sánh các mẫu số của hai phân số mới.

- Phương pháp giải:

+ Bước 1: Quy đồng tử số hai phân số.

+ Bước 2: So sánh hai phân số có cùng tử số đó.

+ Bước 3: Rút ra kết luận.

- Ví dụ: So sánh hai phân số:

Toán lớp 4 trang 116 quy đồng mẫu số? (ảnh 13)

Cách giải:

Toán lớp 4 trang 116 quy đồng mẫu số? (ảnh 14)
icon-date
Xuất bản : 06/04/2022 - Cập nhật : 09/06/2022