logo

Tính phi kim là gì?

Phi kim là các nguyên tố hóa học dễ nhận electron nhưng ngoại trừ hidro. Vậy Tính phi kim là gì? Hãy cùng Toploigiai tìm hiểu qua bài viết dưới đây!


Phi kim là gì?

Theo định nghĩa về cấu trúc, phi kim là các nguyên tố hóa học dễ nhận electron nhưng ngoại trừ hidro. Trong cấu trúc sắp xếp ở bảng tuần hoàn thì phi kim là những nguyên tố nằm bên phải bảng tuần hoàn. Nắm được các đặc điểm trên, chúng ta dễ dàng nhận biết được phi kim trong bảng tuần hoàn hóa học cũng như một phần phác họa được tính chất của phi kim.


Tính phi kim là gì?

- Tính phi kim là tính chất của một nguyên tố mà nguyên tử dễ nhận thêm electron để trở thành ion âm.

- Nguyên tử càng dễ nhận electron ⟶ tính phi kim càng mạnh.


Tính chất phi kim

1. Tính chất vật lý của phi kim

– Trong điều kiện thường, phi kim tồn tại dưới cả ba trạng thái:

+ Rắn: C, P, S, …

+ Lỏng: Br2, …

+ Khí: O2, H2, Cl2, N2,…

– Hầu hết các phi kim đều không dẫn nhiệt và điện

– Có độ nóng chảy thấp

Ví dụ: Nhiệt độ nóng chảy của P, S, Br2 lần lượt là 44.20C; 115.20C; -7.20C

– Một số phi kim có tính độc hại như: Cl2, I2, Br2

2. Tính chất hóa học của phi kim

a. Tác dụng với kim loại

– Nhiều phi kim tác dụng được với kim loại để tạo thành muối

2Na    +   Cl  →    2NaCl

  Fe    +    S     →    FeS (đen)

2Al     +   3S    →     Al2S3

– Oxi tác dụng với kim loại, tạo thành oxit kim loại

2Cu   +   O2     →   2CuO

3Fe   +   2O2   →   Fe3O4

2Zn   +   O2   →   2ZnO

Kết luận: Khi cho phi kim tác dụng với kim loại sẽ tạo thành muối hoặc oxit kim loại

b. Tác dụng với Hiđro

– Cho Oxi phản ứng với Hiđro sẽ tạo thành hơi nước

O2   +     2H2     →    2H2O

– Cho Clo tác dụng với Hiđro, ban đầu sẽ tạo ra khí Hiđroclorua không màu, làm đổi màu quỳ tím sang đỏ. Khí này tan trong nước tạo thành dung dịch axit HCl.

H2   +   Cl2   →   2HCl

Kết luận: Khi cho phi kim phản ứng với Hiđro sẽ tạo thành hợp chất khí.

c. Tác dụng với oxi

– Hầu hết các phi kim tác dụng được với oxi đều tạo thành oxit axit.

+ Khi cho Photpho cháy trong Oxi với ngọn lửa sáng chói, phản ứng xảy ra mạnh tạo khói trắng bám vào thành bình ở dạng bột (P2O5)

4P   +  5O2   →  P2O5

+ Khi cho lưu huỳnh cháy trong Oxi với ngọn lửa sáng xanh, sinh ra khí không màu, mùi hắc (SO2)

S   +   O2    →  SO2

d. Mức độ hoạt động của phi kim

– Tương tự như kim loại, trong bảng tuần hoàn đi từ trên xuống dưới

+ Những phi kim hoạt động mạnh: F2, O2, Cl2… (F2 – là phi kim mạnh nhất).

+ Các phi kim hoạt động yếu hơn: S, P, C, Si…


Sự biến đổi về hóa trị của các nguyên tố

Trong một chu kì, đi từ trái sang phải, hóa trị cao nhất của các nguyên tố với oxi tăng lần lượt từ  1  đến  7, còn hoá trị với hiđro của các phi kim giảm từ  4  đến  1.

Thí dụ: Trong chu kì  3, ba nguyên tố đầu chu kì  (Na,Mg,Al))  tạo thành hợp chất oxit trong đó các nguyên tố có hóa trị lần lượt là  1,2,3. Các nguyên tố tiếp theo  (Si,P,S,Cl)  có hóa trị lần lượt là  4,5,6,7  trong oxit cao nhất.

Các nguyên tố phi kim  Si,P,S,Cl  tạo được hợp chất khí với hiđro, trong đó chúng có hóa trị lần lượt là  4,3,2,1.

Đối với các chu kì khác, sự biến đổi hóa trị của các nguyên tố cũng diễn ra tương tự (bảng  2.4)

Bảng 3.1: Sự biến đổi tuần hoàn hóa trị của các nguyên tố ở chu kì  2  và  3

[ĐÚNG NHẤT] Tính phi kim là gì?

Nhận xét: Hóa trị cao nhất của một nguyên tố với oxi, hóa trị với hiđro của các phi kim biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.


Sự biến đổi tính axit-bazơ của oxit và hiđroxit tương ứng

Tính axit - bazơ của oxit và hiđroxit tương ứng của các nguyên tố ở chu kì  2  và  3  được trình bày trong bảng  2.5.

Bảng  4.1: Tính axit - bazơ của oxit và hiđroxit tương ứng của các nguyên tố ở chu kì  2  và  3       

[ĐÚNG NHẤT] Tính phi kim là gì? (ảnh 2)

    

- Trong một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính bazơ của oxit và hiđroxit tương ứng giảm dần, đồng thời tính axit của chúng tăng dần.

- Trong một nhóm  AA, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính bazơ của các oxit và hiđroxit tương ứng tăng dần, đồng thời tính axit của chúng giảm dần.

Nhận xét: Tính axit - bazơ của các oxit và hiđroxit tương ứng của các nguyên tố biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử.

icon-date
Xuất bản : 15/04/2022 - Cập nhật : 26/12/2022