logo

Tình hình Nho giáo dưới thời Lý như thế nào?

icon_facebook

Đáp án và giải thích chính xác câu hỏi trắc nghiệm: “Tình hình Nho giáo dưới thời Lý như thế nào?” cùng với kiến thức lý thuyết liên quan là tài liệu hữu ích môn Lịch sử 7 do Top lời giải biên soạn dành cho các bạn học sinh và thầy cô giáo tham khảo.


Trắc nghiệm: Tình hình Nho giáo dưới thời Lý như thế nào?

A. Nho giáo không phát triển

B. Nho giáo trở thành quốc giáo

C. Nho giáo phát triển

D. Nho giáo bị hạn chế

Trả lời:

Đáp án đúng: C. Nho giáo phát triển

Dưới thời Lý nho giáo phát triển

Cùng Top lời giải trang bị thêm nhiều kiến thức bổ ích cho mình thông qua bài tìm hiểu về thời nhà Lý ở dưới đây nhé!


Kiến thức tham khảo về thời nhà Lý


1. Khái quát chung về nhà Lý

Tình hình Nho giáo dưới thời Lý như thế nào?

- Nhà Lý hoặc Lý triều, còn được gọi là nhà Hậu Lý (để phân biệt với nhà Tiền Lý của Lý Nam Đế), là một triều đại phong kiến trong lịch sử Việt Nam. Triều đại này bắt đầu khi vua Thái Tổ lên ngôi tháng 10 âm lịch năm 1009, sau khi giành được quyền lực từ tay nhà Tiền Lê, trải qua 9 triều vua và chấm dứt khi vua Lý Chiêu Hoàng, lúc đó mới có 7 tuổi bị ép thoái vị để nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh vào năm 1225 – tổng cộng là 216 năm.

- Trong nước, mặc dù các vị Hoàng đế đều sùng bái Phật giáo nhưng ảnh hưởng của Nho giáo cũng rất cao với việc mở các trường đại học đầu tiên là Văn miếu (1070) và Quốc Tử giám (1076) và tổ chức các khoa thi để chọn người hiền tài không có nguồn gốc xuất thân là quý tộc ra giúp nước. Khoa thi đầu tiên được mở vào năm 1075, và Trạng nguyên đầu tiên là Lê Văn Thịnh. Về thể chế chính trị, đã có sự phân cấp quản lý rõ ràng hơn và sự cai trị đã dựa nhiều vào pháp luật hơn là sự chuyên quyền độc đoán của cá nhân. Sự kiện nhà Lý chọn thành Đại La làm kinh đô, đổi tên thành Thăng Long đã đánh dấu sự cai trị dựa vào sức mạnh kinh tế và lòng dân hơn là sức mạnh quân sự để phòng thủ như các triều đại trước. Những danh thần như Lê Văn Thịnh, Bùi Quốc Khái, Doãn Tử Tư, Đoàn Văn Khâm, Lý Đạo Thành, Tô Hiến Thành,... đã góp sức lớn về văn trị và chính trị, tạo nên một nền văn hiến rực rỡ của triều đại nhà Lý.


2. Những sự kiện lớn trong triều đại nhà lý

- Năm 1010 Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra Đại la rồi đặt tên là Thăng Long, và thủ đô của nước ta đã tồn tại ở đây 1000 năm cho đến ngày nay. 

- Tháng 10 năm 1054 sau khi Lý Thánh Tông lên ngôi đã đặt Quốc hiệu nước ta là Đại Việt.

- Phật giáo phát triển, các vị vua đều theo Phật. Tạo được một giai đoạn dài thịnh trị nên nhân dân ta được sống trong cảnh thanh bình, no ấm.

- Mở các trường đại học đầu tiên là Văn miếu (1070) và Quốc tử giám (1076), tổ chức khoa thi đầu tiên năm 1075 để chọn người hiền tài ra giúp nước. 

- Chiến tranh giữ nước:

+ Năm 1069, Lý Thánh Tông đánh thắng Chiêm Thành, bắt được vua Chiêm là Chế Củ. Cuối cùng Chế Củ phải chịu hàng, dâng 3 châu để được tha về nước.

+ Năm 1075 nhà Tống Trung Quốc đã tập trung quân ở Châu Khâm và Châu Liêm với ý đồ xâm lược nước ta. Lý Thường Kiệt và Tôn Đản đã đem quân đến tận sào huyệt của giặc và đánh ta ý đồ xâm lăng này.

+ Năm 1076 tháng 3, nhà Tống đem 9 tướng, 10 vạn quân tinh nhuệ, sang xâm lược Đại Việt. Dưới sự chỉ huy của Lý Thường kiệt, quân dân nhà Lý đã lập - phòng tuyến sông Như Nguyệt và đánh ta đội quân xâm lược này.

- Năm 1225 nhà Lý đã chuyển giao quyền cai trị đất nước cho nhà Trần, từ Vua Lý Chiêu Hoàng sang cho Vua Trần Cảnh là một sự chuyển giao quyền lực rất đẹp, hợp thời, hợp thế. Sự chuyển giao quyền lực này đã không để cho ngoại bang có cơ hội xâm lược Đại Việt khi triều đại nhà Lý đã suy tàn, không để xảy ra nội chiến tranh giành quyền lực, cho nên nhân dân đỡ khổ cực lầm than.


3. Nhà Lý sụp đổ

Tình hình Nho giáo dưới thời Lý như thế nào? (ảnh 2)

- Cuối thế kỉ XII, nhà Lý suy yếu.

+ Chính quyền không chăm lo đến đời sống nhân dân, quan lại ăn chơi sa đọa.

+ Thiên tai, mất mùa, đói kém thường xuyên xảy ra.

+ Đời sống nhân dân khổ cực.

+ Khởi nghĩa nông dân nổ ra khắp nơi.

+ Các thế lực phong kiến nổi lên tranh giành quyền lực, chống phá triều đình.

- Trước tình hình đó nhà Lý phải dựa vào thế lực họ Trần để chống lại các lực lượng nổi loạn tạo điều kiện cho nhà Trần lên nắm quyền.

- Tháng 12/1226, Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần cảnh, nhà Lý sụp đổ, nhà Trần lên nắm quyền.


4. Các đời vua Lý

- Lý Thái Tổ (1010-1028 ) 

- Lý Công Uẩn, người làng Cổ Pháp, nay thuộc về huyện Đông Ngạn, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (ở làng Đình Bảng có lăng và đền thờ nhà Lý ) 

- Lý Thái Tông (1028-1054) Thái tử Phật Mã lên ngôi, tức là vua Thái Tông. 

- Lý Thánh Tông (1054-1072) Thái tử Nhật Tôn lên ngôi, tức là vua Thánh Tông. - Lý Nhân Tông (1072-1127) Thái tử Càn Đức lên ngôi tức vua Nhân Tông. 

- Lý Thần Tông (1128-1138) Nhân Tông không có con, lập con của hoàng đệ là Sùng Hiền Hầu lên làm thái tử, nay nối ngôi, tức là vua Thần Tông.

 - Lý Anh Tông (1138-1175) Thần Tông mất, triều đình tôn Thái tử là Thiên Tộ lên làm vua, tức là vua Anh Tông.

 - Lý Cao Tông (1176-1210) Khi vua Anh Tông mất, Thái tử Long Cán chưa đầy 3 tuổi lên làm vua, tức là vua Cao Tông. 

- Lý Huệ Tông (1211-1225) Thái tử Sam lên ngôi, tức là vua Huệ Tông. 

 - Lý Chiêu Hoàng (1225) Chiêu Thánh công chúa lên ngôi, tức là vua Chiêu Hoàng. 

Nhà Lý đến đây là hế, cả thảy làm vua được 216 năm, truyền ngôi được 9 đời.

icon-date
Xuất bản : 07/04/2022 - Cập nhật : 09/06/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads