logo

Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa chống giặc minh thời gian nào? 

icon_facebook

Lời giải và đáp án chính xác nhất cho câu hỏi trắc nghiệm: “Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa chống giặc Minh thời gian nào?” kèm kiến thức tham khảo là tài liệu học tập môn Lịch sử 7 hay và hữu ích do Top lời giải tổng hợp và biên soạn dành cho các bạn học sinh ôn luyện tốt hơn.


Trắc nghiệm: Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa chống giặc Minh thời gian nào?  

 A. Ngày 07 - 02 - 1418

B. Ngày 17 - 12 - 1416

C. Ngày 28 - 6 - 1917

D. Ngày 29 - 6 – 1917

Trả lời:

Đáp án đúng: A. Ngày 07 - 02 - 1418

- Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa chống giặc Minh vào ngày 07 - 02 - 1418.


Kiến thức tham khảo về vua Lê Lợi


1. Khái quát về vua Lê Lợi

- Lê Thái Tổ (10/9/1385 – 5/10/1433), húy danh Lê Lợi là một nhà chính trị, nhà lãnh đạo quân sự, người đã thành lập một đội quân người Việt và lãnh đạo đội quân này chiến đấu chống lại sự chiếm đóng của quân đội nhà Minh từ năm 1418 đến lúc đánh đuổi hoàn toàn quân Minh ra khỏi Đại Việt vào năm 1428 sau đó xây dựng và tái thiết lại đất nước. Ông cũng thành công với các chiến dịch quân sự đánh dẹp các tù trưởng ở biên giới phía Bắc Đại Việt và quân đội Ai Lao. Ông được coi là anh hùng, vị Hoàng đế huyền thoại của Đại Việt với tài năng quân sự, khả năng cai trị và lòng nhân ái đối với nhân dân.

- Ông được các sử gia đánh giá cao ở tài năng chính trị, quân sự, kinh tế, là một trong hai vị thánh trung hưng của dân tộc (người đầu tiên là Ngô Quyền) nhưng một số sử gia hiện đại lại chỉ trích vì cho rằng ông đã làm hại hai trong số gần một trăm công thần được ông phong là Trần Nguyên Hãn và Phạm Văn Xảo. Tuy nhiên, các sử gia Lê Quý Đôn, Trần Quốc Vượng và Tạ Chí Đại Trường cho rằng Trần Nguyên Hãn và Phạm Văn Xảo đã phạm tội. Khi Việt Nam bị người Pháp đô hộ, những người chủ trương khôi phục quốc gia đã coi Lê Lợi và khởi nghĩa Lam Sơn như là hình mẫu, niềm cảm hứng và biểu tượng của sự đoàn kết quốc gia. Phan Bội Châu coi ông là hình ảnh chói lọi của vị vua Trung hưng thứ hai sau Ngô Quyền. Trong Chiến tranh Việt Nam (1945-1975) để đề ra chiến lược đánh Pháp và Mỹ, lãnh tụ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là Trường Chinh viết cuốn sách Kháng chiến nhất định thắng lợi đã lấy cuộc kháng chiến 10 năm của Lê Lợi làm ví dụ cho việc kháng chiến trường kỳ.


2. Thời trẻ và bối cảnh lịch sử

- Lê Lợi xuất thân trong một gia đình quân trưởng ở Thanh Hóa, trưởng thành trong thời kỳ nhà Minh đô hộ nước Việt. Năm 1418, Lê Lợi tổ chức cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống lại quân đội chiếm đóng. Dưới sự lãnh đạo của ông, quân Lam Sơn sau 10 năm chiến đấu gian khổ đã đánh bại quân Minh và giành lại độc lập cho người Việt. Mùa xuân năm 1428, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, sáng lập nhà Lê sơ và khôi phục quốc hiệu Đại Việt. Nhà vua đã xây dựng lại khoa cử, luật lệ, kinh tế, chế tác lễ nhạc, đồng thời thu thập lại sách vở, mở mang trường học... làm cho nước Đại Việt được thịnh trị.Ông còn thành công trong việc trấn áp các cuộc bạo động ở vùng tây bắc, thu châu Phục Lễ. Ông được các sử gia đánh giá cao ở tài năng chính trị, quân sự, kinh tế, nhưng một số sử gia hiện đại lại chỉ trích vì cho rằng ông đã làm hại hai công thần Trần Nguyên Hãn và Phạm Văn Xảo.Tuy nhiên, các sử gia Lê Quý Đôn, Trần Quốc Vượng và Tạ Chí Đại Trường cho rằng Trần Nguyên Hãn và Phạm Văn Xảo đã phạm tội.

- Lê Thái Tổ cũng là nhân vật trong truyền thuyết Hồ Gươm, một sự tích trong dân gian Việt Nam, kể lại quá trình ông có được thanh kiếm thần, tương truyền được thần nhân ban xuống để giúp ông chống lại quân đội nhà Minh. Năm 2013, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tôn vinh ông là anh hùng dân tộc Việt Nam.


3. Cách đánh giặc của Lê Lợi trong khởi nghĩa Lam Sơn

- Khởi nghĩa Lam Sơn và chiến tranh giải phóng dân tộc do Lê Lợi, Nguyễn Trãi lãnh đạo không chỉ biết khắc phục những hạn chế của cuộc kháng chiến trước đó mà còn có nhiều sáng tạo về nghệ thuật quân sự trong khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc.

- Việc chọn vùng núi Lam Sơn với những điều kiện về “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”, làm căn cứ đầu tiên, là biểu hiện tài nghệ của Lê Lợi trong việc tổ chức phát động cuộc khởi nghĩa chống Minh. 

- Đại đa số nghĩa quân là những người “mạnh lệ” – những người nghèo khổ bị bọn xâm lược và phản động áp bức nhiều nhất, theo tiếng gọi khởi nghĩa họ đã đến tập hợp, trở thành những nghĩa binh dũng cảm. Với mục đích chính nghĩa hợp lòng dân nên nghĩa quân Lam Sơn được đông đảo nhân dân ủng hộ, từ đó Lê Lợi, Nguyễn Trãi đã phát động được một cuộc chiến tranh nhân dân, kết hợp tiến công địch bằng cả sức mạnh của nghĩa quân và sự nổi dậy của quần chúng nhằm tiến công bao vây, diệt địch và giành quyền tự chủ. Lần đầu tiên trong lịch sử khởi nghĩa và chiến tranh chống ngoại xâm, tổ tiên ta đã vận dụng phương thức đánh địch bằng sự kết hợp quân sự, chính trị và binh vận, giữa quân sự và ngoại giao. 

- Trong khởi nghĩa và chiến tranh, bộ chỉ huy nghĩa quân rất coi trọng việc tạo thời, lập thế, từng bước chuyển hóa lực lượng, xoay chuyển tình thế. Sự phát triển của nghĩa quân gắn liền với nghệ thuật từng bước chuyển thế trận. Nghĩa quân càng đánh càng mạnh, “mất biến thành còn, nhỏ hóa ra lớn”, còn quân địch càng đánh càng thua “mạnh hóa ra yếu, yếu lại thành nguy”. 

- Trong khởi nghĩa và chiến tranh chống quân Minh xâm lược, nhiều hình thức chiến thuật đã được vận dụng thành công. Phục kích, tập kích là chiến thuật sở trường nhất của nghĩa quân, được sử dụng có hiệu quả trong suốt quá trình khởi nghĩa. Chiến thuật vây thành và đánh thành cũng được vận dụng thành công trong quá trình khởi nghĩa và chiến tranh. 

icon-date
Xuất bản : 07/04/2022 - Cập nhật : 11/06/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads