logo

Tính chất hóa học của NaOH

Câu hỏi: Tính chất hóa học của NaOH

Trả lời:

Các tính chất hóa học của NaOH

1. Làm đổi màu chất chỉ thị

Dung dịch NaOH làm quỳ tím chuyển thành màu xanh.

Dung dịch NaOH làm phenolphthalein không màu chuyển sang màu đỏ, đổi màu methyl da cam thành màu vàng.

[CHUẨN NHẤT] Tính chất hóa học của NaOH

2. Natri hidroxit tác dụng với oxit axit

Khi tác dụng với axit và oxit axit trung bình, yếu thì tùy theo tỉ lệ mol các chất tham gia mà muối thu được có thể là muối axit, muối trung hòa hay cả hai.

Phản ứng với oxit axit: NO2, SO2, CO2...

Ví dụ:

2NaOH + SO→ Na2SO3 + H2O

NaOH + SO2→ NaHSO3

2NaOH + 2NO2 → H2O + NaNO2 + NaNO3 (tạo 2 muối )

NaOH + CO2 →NaHCO3

2NaOH + CO2→ Na2CO3 + H2O

3NaOH + P2O5 → Na3PO4↓ + 3H2O

NaOH + SiO2 → to Na2SiO

Phản ứng với SiO2 là phản ứng ăn mòn thủy tinh  vì thế khi nấu chảy NaOH, người ta dùng các dụng cụ bằng sắt, niken hay bạc mà không dùng thủy tinh để chứa NaOH.

3. Natri hidroxit tác dụng với axit

Là một bazơ mạnh nên tính chất đặc trưng của NaOH là tác dụng với axit tạo thành muối tan và nước. Phản ứng này còn gọi là phản ứng trung hòa.

Ví dụ:

NaOH + HCl→ NaCl+ H2O

NaOH + HNO3→NaNO3 + H2O

2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O

3NaOH + H3PO4 → Na3PO+3H2O

2NaOH + H2CO3 → Na2CO3+ 2H2O

4. Natri hidroxit tác dụng với muối

Natri hidroxit tác dụng với dung dịch muối tạo thành muối mới và bazơ mới.

Điều kiện để có phản ứng xảy ra: Muối tạo thành phải là muối không tan hoặc bazơ tạo thành phải là bazơ không tan.

Ví dụ:

2NaOH + CuSO4 → Na2SO4 + Cu(OH)2

NaOH + MgSO4 → Mg(OH)2 +Na2SO

2NaOH + MgCl2  →2NaCl+ Mg(OH)2

FeCl3 + 3NaOH →Fe(OH)3+ 3NaCl

Cu(NO3)2 + 2NaOH → Cu(OH)2 + 2NaNO3

2NaOH + FeSO4 → Na2SO4+ Fe(OH)2↓ nâu đỏ

5. Natri hidroxit tác dụng với một số phi kim như Si, C, P, S, Halogen:

  Si + 2NaOH + H2O → Na2SiO3 + 2H2

  C + NaOH nóng chảy → 2Na + 2Na2CO3 + 3H2

  4P trắng + 3NaOH  +  3H2O →  PH3↑ +  3NaH2PO2

  Cl2 + 2NaOH →  NaCl + NaClO + H2O

  3Cl2 +  6NaOH →  NaCl + NaClO3 + 3H2O

6. Dung dịch NaOH có khả năng hoà tan một hợp chất của kim loại lưỡng tính Al Zn Be Sn Pb 

Ví dụ: Al, Al2O3 , Al(OH)

2NaOH + 2Al + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2

2NaOH + Al2O3 → 2NaAlO2 + H2O  

NaOH + Al(OH)3→ NaAlO + 2H2O

Chất được tạo ra trong dung dịch có thể chứa ion Na[Al(OH)4], hoặc có thể viết 

Al(OH)3 + NaOH → Na[Al(OH)4]

Tương tự, NaOH có thể  tác dụng với kim loại Be, Zn, Sb, Pb, Cr và oxit và hiđroxit tương ứng của chúng

icon-date
Xuất bản : 11/03/2022 - Cập nhật : 17/12/2022