logo

Tính cách của Thần Trụ Trời

Thần trụ trời - Vị thần khai thủy trong thần thoại đất Việt. Thần chính là người đã tạo nên mặt đất và bầu trời, những ngọn núi cao, núi thấp hay đồng bằng. Và chính thần trụ trời là con người có tính cách rất đặc biệt. Vậy tính cách của Thần Trụ Trời được hiện lên như thế nào? Hãy cùng xem đáp án chính xác nhất thông qua bài viết dưới đây nhé!


1. Tính cách của Thần Trụ Trời

Như đã nói tính cách của thần trụ trời rất đặc biệt vì những lí do sau. Ngài là một người rất có trách nhiệm, vì sao lại nói như vậy? Bởi hành động làm nên trời đất, xây cột trụ để ngăn cách trời không phải một 2 lần là được, hành động cho thấy thần có trách nhiệm ra sao và như thế nào với công việc do mình lựa chọn. Nếu người có một thói lười biếng hay thì đã không chọn công việc nặng nhọc như vậy rồi.

Tiếp theo là tính kiên trì, tính kiên trì thể hiện khá rõ nét qua những việc người đã làm. Công việc xây dựng trời đất phải trải qua rất nhiều giai đoạn khó khăn mới thành công được. Và để thành công thì kiên trì là thứ không thể thiếu được, thần trụ trời cũng không ngoại lệ.

Cuối cùng là sự mạnh mẽ và chín chắn đã được thể hiện qua nhiều chi tiết khi ngài đã đập chiếc cột do mình bỏ bao công sức xây dựng để tạo nên những hòn núi chót vót và những đồng bằng, cao nguyên. Sự chín chắn thể hiện qua việc phân chia vai chò cho nhiều vị thần khác về công việc họ cần làm và nên làm.

Lời kết cho toàn bộ là vị thần trụ trời cũng là con người, cũng có tính cách nhưng nó độc đáo và tốt ở đâu thì người lại là tổng hợp của chúng. Tạo nên một con người - một vị thần văn minh đã tạo dựng nên trời và đất ngày nay.

tinh-cach-cua-than-tru-troi

2. Tóm tắt Truyện Thần trụ trời

Thuở ấy, khi chưa có thế gian cũng như muôn vật và loài người, có một vị thần với ngoại hình và sức mạnh phi thường xuất hiện. Thần ngẩng đầu đội trời lên, tự mình đào đất, đập đá tạo thành một cái cột chống trời. Công việc cứ tiếp diễn như vậy, chẳng bao lâu trời và đất đã được phân đôi. Khi trời đã cao và khô, thần đã phá cột đi và lấy đất đá ném tung khắp nơi biến thành những hòn núi, hòn đảo, dải đồi cao, biển rộng. Vì vậy, ngày nay, mặt đất không được bằng phẳng. Vị thần ấy sau này được gọi là Trời hay Ngọc Hoàng giữ chức trông coi mọi việc trên trời, dưới đất. Từ đó, các vị thần khác như thần Sao, thần Sông, thần Biển cũng tiếp nối công việc còn dở dang để hoàn thiện thế gian này. Từ đó, dân gian lưu truyền câu hát:

Ông Đếm cát

Ông Tát bể (biển)

Ông Kể sao

Ông Đào sông

Ông Trồng cây

Ông Xây rú (núi)

Ông Trụ trời.


3. Giới thiệu thần thoại Thần Trụ Trời

Trong hệ thống truyện thần thoại của Việt Nam về sự sáng lập vũ trụ, truyện “Thần Trụ Trời” được coi như truyện mở đầu, tiếp theo đó là các truyện về các thần khác như thần Mưa, thần Biển, thần Gió, thần Mặt Trời, Mặt Trăng và tiếp đến nữa là các truyện về thần sáng tạo ra muôn vật và loài người như Cuộc tu bổ các giống vật, Mười hai bà mụ. Thần ở đây là thần của thần thoại không phải là thần trong thần tích hay thần nghĩa theo mê tính dị đoan, mà là nhân vật chính trong các câu truyện, được nhân dân hình dung như lực lượng có thật, có hình dạng, có sức mạnh phi thường, nhiều phép lạ, làm nên những kỳ tích lớn lao, tác động tới con người.

Trên đây là bài viết về Tính cách của Thần trụ Trời và các kiến thức liên quan đến văn bản này. Mời các đọc và tham khảo nhé!

icon-date
Xuất bản : 08/09/2022 - Cập nhật : 07/02/2023