logo

Tìm ví dụ về công nghiệp hóa hiện đại hóa.

Câu hỏi: Tìm ví dụ về công nghiệp hóa hiện đại hóa.

Trả lời:

Ví dụ về công nghiệp hóa hiện đại hóa

* Nông nghiệp

– Theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường; thực

– Công nghệ sinh học, đưa thiết bị, kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào các khâu sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa trên thị trường.

* Giáo dục

 – Đào tạo những ngành học mới phù hợp công nghiệp hóa- hiện đại hóa.

* Đời sống sinh hoạt

 – Sử dụng nhiều thiết bị hiện đại vào cuộc sống, nhằm cải thiện cuộc sống

* Y tế

 –  Các máy móc tiên tiến, hiện đại được sử dụng trong việc chuẩn đoán và chữa trị bệnh.

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa qua bài viết sau.


1. Công nghiệp hóa - hiện đại hóa là gì?

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) được quan niệm là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, xã hội, từ sử dụng lao động thủ công là phổ biến sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động được đào tạo cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao và tạo ra những biến đổi về chất trong toàn bộ các hoạt động của đời sống xã hội (trước hết là hoạt động sản xuất vật chất). Đó là quá trình sử dụng năng lực, kinh nghiệm, trí tuệ, bản lĩnh của con người để tạo ra và sử dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại kết hợp với giá trị truyền thống của dân tộc để đổi mới mọi lĩnh vực của đời sống xã hội nhằm hướng tới một xã hội văn minh, hiện đại. Ngày nay, công cuộc CNH, HĐH đã trở thành tất yếu của sự phát triển, là làn sóng mạnh mẽ tác động đến tất cả các quốc gia trên thế giới cũng như mọi mặt của đời sống xã hội.

Vì vậy, công nghiệp hóa hiện đại hóa hiện nay là quá trình chuyển đổi căn bản và toàn diện các hoạt động kinh tế và kinh tế- xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng lao động phổ thông cũng như công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại để tạo ra năng suất lao động xã hội lớn.

Có thể thấy rằng công nghiệp hóa hiện đại hóa theo tư tưởng mới không còn bị giới hạn về phạm vi trình độ những lực lượng sản xuất và kỹ thuật đơn thuần mà chỉ nhằm chuyển lao động thủ công thành lao động cơ khí giống như các quan niệm trước đây vẫn nghĩ.

Tìm ví dụ về công nghiệp hóa hiện đại hóa

2. Mục tiêu, quan điểm công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

a. Mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Mục tiêu cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là cải biến nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, mức sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng - an ninh vững chắc, dân giàu ...

Mục tiêu lâu dài của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là cải biến nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, mức sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng – an ninh vững chắc, dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh.

b. Quan điểm công nghiệp hóa, hiện đại hóa

– Một là, công nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa và công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức.

– Hai là, công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế.

– Ba là, lấy phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững.

– Bốn là, coi phát triển khoa học và công nghệ là nền tảng, là động lực công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

– Năm là, phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững; tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học.


3. Vai trò của công nghiệp hóa

Vậy vai trò của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là gì? Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã tác động to lớn và toàn diện đến sự phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam.

Tạo điều kiện để phát triển năng suất, tăng năng suất lao động xã hội, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, đồng thời tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống nhân dân.

Tạo lực lượng sản xuất mới, tạo điều kiện củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, củng cố và tăng cường quan hệ công nhân, nông dân, trí thức.

Tạo điều kiện hình thành và phát triển nền văn hoá mới xã hội chủ nghĩa, phát triển các nền văn hoá dân tộc tiên tiến, giàu đẹp, đậm đà bản sắc dân tộc.

Có cơ sở vật chất và công nghệ tốt, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, củng cố và tăng cường quốc phòng, an ninh


4. Tính tất yếu của công nghiệp hóa hiện đại hóa ở nước ta

Tính tất yếu khách quan của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta xuất phát từ các nguyên nhân sau:

+ Do yêu cầu phải xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội. Cơ sở vật chất – kỹ thuật là hệ thống các yếu tố vật chất của lực lượng sản xuất xã hội phù hợp với trình độ kỹ thuật công nghiệp thích ứng của nó mà lực lượng lao động xã hội sử dụng để sản xuất ra của cải vật chất. Đối với các nước đang phát triển, việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền sản xuất lớn hiện đại là một trong những nhiệm vụ kinh tế to lớn và là một yêu cầu khách quan.

Cơ sở vật chất kỹ thuật của một nền sản xuất lớn đòi hỏi phải dựa trên trình độ kỹ thuật công nghệ ngày càng hiện đại và không ngừng hoàn thiện.

+ Do yêu cầu phải rút ngắn khoảng cách tụt hậu xa về kinh tế, kỹ thuật và công nghệ giữa Việt Nam và thế giới. Công nghiệp hoá góp phần tạo nên nền kinh tế hiện đại với những ưu thế nổi bật như: năng suất cao, cơ cấu sản suất đa dạng, công ăn việc làm phong phú hơn nhiều so với một nền kinh tế bao cấp. Việc có công nghiệp hóa hiện đại hóa giúp xã hội phát triển kinh tế đi lên. Khoảng cách giàu nghèo cũng được thu hẹp lại.

+ Do yêu cầu phải tạo ra năng suất lao động xã hội cao, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của xã hội.

icon-date
Xuất bản : 11/02/2022 - Cập nhật : 17/02/2022