logo

Khẳng định nào dưới đây không đúng về tính nhân dân của Nhà nước ta?

Câu hỏi: Khẳng định nào dưới đây không đúng về tính nhân dân của Nhà nước ta?

A. Nhà nước ta là Nhà nước của dân, vì dân, do nhân dân lập nên.

B. Nhà nước ta do nhân dân tham gia quản lí.

C. Nhà nước ta do nhân dân quản lí và ban hành pháp luật.

D. Nhà nước ta thể hiện ý chí, lợi ích và nguyện vọng của nhân dân.

Trả lời:

Đáp án đúng: C. Nhà nước ta do nhân dân quản lí và ban hành pháp luật.

Giải thích:

Khẳng định "Nhà nước ta do nhân dân quản lí và ban hành pháp luật" không đúng về tính nhân dân của Nhà nước ta vì Nhà nước ta do nhân dân quản lí nhưng không do nhân dân ban hành pháp luật.

Nội dung câu hỏi này nằm trong phần kiến thức về Nhà nước Xã hôi chủ nghĩa, hãy cùng Top tài liệu tìm hiểu chi tiết hơn nhé!


1. Nguồn gốc và bản chất của nhà nước

a. Nguồn gốc của nhà nước.

- Nhà nước ra đời khi xuất hiện chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, khi xã hội phân hóa thành các giai cấp, mâu thuẫn giữa các giai cấp ngày càng gay gắt đến mức không thể điều hòa được.

b. Bản chất nhà nước

Bản chất của bất kỳ nhà nước nào trong xã hội có giai cấp đều mang bản chất của giai cấp thống trị xã hội.

Sau Cách mạng Tháng Tám thành công, Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời. Đó là nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á. Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa trước đây nay là Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Là nhà nước kiểu mới về bản chất, khác hẳn với các kiểu nhà nước từng có trong lịch sử. Bản chất bao trùm chi phối mọi lĩnh vực tổ chức và hoạt động của đời sống nhà nước là tính nhân dân của nhà nước.

Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”.


2. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

a. Thế nào là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân quản lí mọi mặt của đời sống xã hội bằng pháp luật, do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo.

b. Bản chất của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Tính nhân dân

   + Nhà nước của dân, do dân lập nên và nhân dân tham gia quản lí.

   + Nhà nước thể hiện ý chí, lợi ích và nguyện vọng của nhân dân.

   + Nhà nước là công cụ chủ yếu để nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình.

Khẳng định nào dưới đây không đúng về tính nhân dân của Nhà nước ta?

- Tính dân tộc

   + Kế thừa và phát huy những truyền thống, bản sắc tốt đẹp của dân tộc.

   + Có chính sách dân tộc đúng đắn, chăm lo lợi ích mọi mặt của các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam.

   + Thực hiện đại đoàn kết dân tộc.

c. Chức năng của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm có hai chức năng cơ bản, đó là:

+ Chức năng đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

+ Chức năng tổ chức và xây dựng, đảm bảo thực hiện các quyền tự do, dân chủ và lợi ích hợp pháp của công dân.

Trong hai chức năng trên, chức năng nào cũng đóng vai trò quan trọng. Tuy nhiên, chức năng tổ chức và xây dựng, đảm bảo thực hiện các quyền tự do, dân chủ và lợi ích hợp pháp của nhân dân là quan trọng nhất.

Bởi, từ thực tế ai cũng nhận thấy rằng: Khi đất nước đã vào thời bình, việc quan trọng nhất của nhà nước đó chính là làm êm dân, làm cho dân đồng lòng, thống nhất. Vậy muốn “lấy lòng dân” thì phải đảm bảo được quyền sống tốt nhất cho nhân dân. Từ đó, nhân dân mới thán phục và đi theo sự hướng dẫn, lãnh đạo của cấp trên. Khi dân đồng lòng sẽ tạo nên sức mạnh để xây dựng và bảo vệ đất nước. Hơn nữa, như Lê – Nin đã khẳng định chức năng đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội “mới chỉ là những công việc quét dọn trước khi xây dựng, chứ chưa phảo là đích thân việc xây dựng”.

d. Vai trò của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong hệ thống chính trị

- Thể chế hóa và tổ chức thực hiện đường lối chính trị của Đảng cộng sản Việt Nam, thể chế hóa và thực hiện quyền làm chủ của nhân dân.

- Tổ chức xây dựng xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa.

- Là công cụ hữu hiệu để Đảng thực hiện vai trò của mình trong xã hội.

- Là công cụ chủ yếu của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.


3. Trách nhiệm của công dân trong việc tham gia xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Gương mẫu thực hiện và tuyên truyền, vận động mọi người thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước.

- Tích cực tham gia các hoạt động: xây dựng, củng cố, bảo vệ chính quyền, giữ gìn trật tự…

- Phê phán, đấu tranh với những hành vi vi phạm pháp luật

- Thường xuyên nêu cao tinh thần cảnh giác trước những âm mưu, thủ đoạn chống phá các thế lực thù địch.

icon-date
Xuất bản : 25/02/2022 - Cập nhật : 25/02/2022