Câu hỏi: Tìm một số biết rằng số đó chia cho 5 thì được 4, chia cho 4 thì được 5.
Lời giải:
Gọi số đó là a ta có
a : 5 = 5
a = 5*5
a = 25
a : 4 = 5
a = 4*5
a = 20
Vậy số cần tìm là 20.
Cùng Top lời giải đi tìm hiểu thêm về dạng toán tìm X lớp 3 nhé.
1.1 Nắm được các thành phần của phép tính
Để làm được các dạng bài tập của toán tìm x lớp 4, em cần phải nắm được các thành phần của phép tính cộng, trừ, nhân, chia. Để từ đó, biết cách chuyển vế, tìm ẩn số xem nó đang ở vị trí nào của phép tính. Các phép tính quan trọng và chính yếu em cần ghi nhớ, đó là:
- Phép cộng: số hạng + số hạng = tổng
- Phép trừ: số bị trừ – số trừ = hiệu
- Phép chia: số bị chia : số chia = thương
- Phép nhân: thừa số x thừa số = tích
1.2 Cách tìm thành phần chưa biết của phép tính
Khi đề cho ẩn số mà em chưa biết thì điều quan trọng em phải xác định nó đang ở vị trí nào của phép tính theo các thành phần đã nêu ở phần 1. Ví dụ, nếu ẩn x đang ở vị trí số hạng của phép cộng sẽ bằng tổng trừ đi số hạng đã biết. Tương tự, ta có:
- Số trừ = số bị trừ – hiệu
- Số chia = số bị chia : thương
- Thừa số= tích : thừa số đã biết
1.3 Thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức
Em tiến hành thực hiện phép nhân chia trước, phép cộng trừ sau.
Đối với biểu thức chỉ có phép nhân và phép chia thì thực hiện thao tác bắt đầu từ thứ tự từ trái sang phải.
Dạng 1: Các bài tìm x mà vế trái là tổng, hiệu, tích, thương của một số với 1 chữ còn vế phải là một số.
VD: Tìm x
a) 765 + x = 865765 + x = 865
b) 35 : x = 735 : x = 7
Giải:
a) 765 + x = 865765 + x = 865
x = 865 - 765x = 865 − 765
x = 100x =100
b) 35 : x = 735 : x = 7
x = 35 : 7x = 35 : 7
x = 5x = 5
Bài tập ứng dụng:
Tìm x
a) x - 300 = 155
b) 125 + x = 575
c) 300 - x = 150
d) 10x = 100
e) 200 : x = 10
f) x : 6 = 9
Dạng 2: Các bài tìm x mà vế trái là tổng, hiệu, tích, thương của một số với một chữ còn vế phải là một tổng, hiệu, tích, thương của hai số.
VD: Tìm x.
a) x : 7 = 35 : 5
b) x × 10 = 19 + 11
c) x + 10 = 3 × 11
Giải:
a) x : 7 = 35 : 5
x : 7 = 7 (dạng 1)
x = 7 × 7
x = 49
b) x × 10 = 19 +11
x × 10 = 30
x = 30 : 10
x = 3
c) x + 10 = 3 × 11
x + 10 = 33
x = 33 - 10
x = 23
Bài tập ứng dụng:
Tìm x:
a) x - 15 = 20 : 5
b) x × 4 = 14 + 18
c) 20 - x = 15 : 5
Dạng 3:Các bài toán tìm x mà vế trái là biểu thức có hai phép tính không có dấu ngoặc đơn, vế phải là một số.
VD: Tìm x.
a) 215 - x : 4 = 115
b) x × 10 − 216 = 34
Giải:
a) 215 - x : 4 = 115
x : 4 = 215 - 115 (dạng 2)
x : 4 = 100
x = 100 × 4
x = 400.
b) x × 10 − 216 = 34
x ×10 = 34 + 216
x × 10 = 250
x = 250 : 10
x = 25
Dạng 4: Các bài toán tìm x mà vế trái là biểu thức có hai phép tính có dấu ngoặc đơn, vế phải là một số.
VD: Tìm x.
a) (1111 − x ) : 5 = 200
b) (8 + x ) .9 = 81
Giải:
a) (1111 − x ): 5 = 200
1111 − x = 200 × 5
1111 - x = 1000 (dạng 2)
x = 1111 - 1000
x = 111
b) (8 + x ). 9 = 81
8 + x = 81: 9
8 + x = 9
x = 9 - 8
x = 1
Dạng 5: Các bài toán tìm x mà vế trái là biểu thức có hai phép tính không có dấu ngoặc đơn, vế phải là một tổng, hiệu, tích, thương của hai số.
VD: Tìm x.
a) 1111 − x : 5 = 111
b) 263 + x × 2 = 323
Giải:
a)1111 - x : 5 = 111
x : 5 = 1111-111
x : 5 = 1000 (dạng 2)
x = 1000 × 5
x = 5000
b) 263 + x × 2 = 323
x × 2 = 323−263 (dạng 2)
x × 2 = 60
x = 60:2
x = 30
Dạng 6: Các bài toán tìm x mà vế trái là biểu thức có hai phép tính có dấu ngoặc đơn, vế phải là một tổng, hiệu, tích, thương của hai số.
VD: Tìm x
120 − ( x × 3) = 30 × 2
Giải:
120 − (x × 3) = 30 × 2
120 − (x × 3) = 60( dạng 4)
x × 3 = 120 − 60
x × 3 = 60
x = 60 : 3
x = 20