logo

Tìm hiểu tác giả Thạch Lam (Tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác, nhận định)

icon_facebook

Tìm hiểu về tác giả Thạch Lam bao gồm tiểu sử, sự nghiệp, các tác phẩm, đặc điểm phong cách sáng tác và các nhận định bình luận về ông.


1. Tiểu sử

-  Thạch Lam (1910 – 1942): tên khai sinh là Nguyễn Tường Vinh, sau đổi thành Nguyễn Tường Lân

- Ông sinh ra tại Hà Nội trong gia đình thuộc tầng lớp công chức gốc quan lại, có quê nội ở Quảng Nam và quê ngoại ở phố huyện Cẩm Giàng, Hải Dương.

- Ông là con thứ sáu trong gia đình bảy người con (sáu trai, một gái).

- Cha Thạch Lam là Nguyễn Tường Nhu, thông thạo chữ Hán và chữ Pháp, làm Thông Phán Tòa sứ.

-  Mẹ là bà Lê Thị Sâm, người gốc Huế đã ba đời ra Bắc.

Giới thiệu về tác giả Thạch Lam chi tiết nhất

2. Sự nghiệp 

 - Ông có quan niệm văn chương lành mạnh, tiến bộ và có biệt tài về truyện ngắn. 

- Theo Thạch Lam văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực, nó tác động sâu sắc đến tư tưởng, tình cảm của con người. 

- Ông quan niệm: “Đối với tôi văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát ly hay sự quên, trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn". 


Các tác phẩm tiêu biểu

- Ông để lại các tác phẩm tiêu biểu như: “Gió đầu mùa” (1937), “Nắng trong vườn”(1938), “Sợi tóc” (1942),  “Ngày mới” (1939), “Theo dòng” (1941), “Hà Nội ba sáu phố phường” (1943), ... 


Phong cách nghệ thuật

- Sáng tác thường hướng vào cuộc sống cơ cực của những người dân thành thị nghèo và vẻ đẹp nên thơ của cuộc sống thường nhật.

 - Cốt truyện đơn giản thuộc hoặc không có cốt truyện.

 - Thạch Lam đi sâu vào thế giới nội tâm nhân vật.

 - Có sự hòa quyện tuyệt vời giữa hai yếu tố hiện thực và lãng mạn, tự sự và trữ tình.


3. Phong cách sáng tác

Theo Thạch Lam văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực, nó tác động sâu sắc đến tư tưởng, tình cảm của con người. Ông quan niệm: “Đối với tôi văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát ly hay sự quên, trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn".


4. Nhận định

- Nguyễn Tuân từng nói: “Lời văn Thạch Lam nhiều hình ảnh, nhiều tìm tòi, có một cách điệu thanh thản, bình dị và sâu sắc…Văn Thạch Lam đọng nhiều suy nghiệm, nó là cái kết tinh của một tâm hồn nhạy cảm và tầng trải về sự đời. Thạch Lam có những nhận xét tinh tế về cuộc sống hàng ngày. Xúc cảm của Thạch lam thường bắt nguồn và nảy nở lên từ những chân cảm đối với tầng lớp dân nghèo thành thị và thôn quê. Thạch Lam là nhà văn quý mến cuộc sống, trang trọng trước cuộc sống của mọi người chung quanh. Ngày nay đọc lại Thạch lam, vẫn thấy đầy đủ cáo dư vị và cái nhã thú của những tác phẩm có cốt cách và phẩm chất văn học…”

– Hay như Vũ Ngọc Phan “Ngay trong tác phẩm đầu tay (Gió đầu mùa), người ta đã thấy Thạch Lam đứng vào một phái riêng…Ông có một ngòi bút lặng lẽ, điềm tĩnh vô cùng, ngòi bút chuyên tả tỷ mỷ những cái rất nhỏ và rất đẹp… Phải là người giàu tình cảm lắm mới viết được như vậy…” 

icon-date
Xuất bản : 20/02/2022 - Cập nhật : 24/12/2024

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads