Tìm hiểu về tác giả Huy Cận bao gồm tiểu sử, sự nghiệp, các tác phẩm, đặc điểm phong cách sáng tác và các nhận định bình luận về ông.
- Huy Cận (1919-2005), tên đầy đủ là Cù Huy Cận
- Quê ở làng Ân Phú, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
- Thuở nhỏ ông học ở quê rồi vào Huế học hết trung học.
- Năm 1939 ra Hà Nội học ở Trường Cao đẳng Canh nông.
- Từ năm 1942, Huy Cận tích cực hoạt động trong mặt trận Việt Minh sau đó được bầu vào uỷ ban dân tộc giải phóng toàn quốc.
- Sau cách mạng tháng 8, giữ nhiều trọng trách quan trọng trong chính quyền cách mạng.
- Sau này ông làm Thứ trưởng Bộ Văn hóa, rồi Bộ trưởng đặc trách Văn hóa Thông tin trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng trong chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phụ trách các công tác văn hóa và văn nghệ.
- Từ 1984, ông là Chủ tịch Ủy ban Trung ương Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam. Ngoài ra, ông còn là Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa I, II và VII.
a. Phong cách nghệ thuật
- Huy Cận là nhà thơ lớn, một đại biểu xuất sắc của phong trào Thơ Mới với hồn thơ ảo não.
- Thơ Huy Cận hàm súc, giàu chất suy tưởng triết lí.
b. Tác phẩm chính
- Trước cách mạng tháng 8: Lửa thiêng, Kinh cầu tự, Vũ trụ ca
- Sau cách mạng tháng 8: Trời mỗi ngày lại sáng, Đất nở hoa, Chiến trường gần đến chiến trường xa...
c. Vị trí và tầm ảnh hưởng
- Huy Cận đã được Nhà nước phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt I - năm 1996).
- Tháng 6 năm 2001, Huy Cận được bầu là viện sĩ Viện Hàn lâm Thơ Thế giới.
- Ngày 23 tháng 2 năm 2005, ông được Nhà nước truy tặng Huân chương Sao Vàng.
- Sự nhận thức sâu sắc những giá trị vật chất và văn hoá, tinh thần của quê hương xứ sở, với nhãn quan hiện đại của một nhà thơ thế kỉ XX, đã khiến thơ Huy Cận có một bề thế vững chãi, sự súc tích về nội dung, đồng thời có một phong cách nghệ thuật thật đằm, thật mực thước.
- Về nội dung: thơ Huy Cận chia thành hai giai đoạn, trước Cách mạng tháng Tám và sau Cách mạng tháng Tám:
+ Trước Cách mạng tháng Tám: Thơ ông mang một nỗi u buồn, nỗi sầu về kiếp người nhỏ bé, trôi nổi giữa dòng đời vô định. Đồng thời, ông cũng ca ngợi cảnh đẹp của thiên nhiên, tạo vật, ngầm ẩn tấm lòng với đất nước “Lửa thiêng”, “Vũ trụ ca”, …
“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,
Con thuyền xuôi mái nước song song.
Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;
Củi một cành khô lạc mấy dòng”.
(Tràng Giang)
+ Sau Cách mạng tháng Tám: Hồn thơ ông trở nên lạc quan, được khơi nguồn từ cuộc sống chiến đấu và xây dựng đất nước của nhân dân lao động. Những chuyển biến đó được thể hiện trong “Trời mỗi ngày lại sáng”, “Đất nở hoa”, “Bài thơ cuộc đời”…
“Cha dậy đi cày trâu kịp vụ
Hút vang điếu thuốc khói mù bay ”
(Sớm mai gà gáy)
- Về nghệ thuật: Huy Cận là một hiện tượng lạ, ở tâm hồn nhà thơ là sự đan xen giữa cũ và mới: một đứa con của thi pháp Thơ mới nhưng trong huyết quản vẫn chung dòng máu thơ cổ điển. Mặc dù ngòi bút của Huy Cận đã sáng tác bằng thi pháp thơ tượng trưng nhưng vẫn còn chịu ảnh hưởng thơ cổ điển, ở nhiều phương diện như: thi liệu, thi hứng và cả thi pháp.
- Đọc thơ Huy Cận ta vẫn bát gặp những mô tip đề tài quen thuộc của thơ cổ điển như mối quan hệ: con người – dòng đời; con người – vũ trụ. Cảm hứng nổi bật nhất trong thơ Huy Cận là nỗi sầu vũ trụ và nỗi sầu nhân thế, tất cả đều được khơi nguồn từ những nguồn thơ cổ điển. Ngoài ra Huy Cận còn sử dụng những phương thức nghệ thuật cổ điển như thể thơ thất ngôn Đương luật, những hình ảnh tượng trưng, ước lệ, thậm chí là những ý thơ của người xưa.
- Mặc dù vậy, ngòi bút thơ của Huy Cận lại không ngừng cách tân, đổi mới để hiện đại hóa thi pháp. Huy Cận sáng tác bàng những suy tư, nghiền ngẫm, trầm mặc sâu sắc. Lời thơ Hụy Cận chứa đựng nhiều ăn ý có tính trừu tượng, tính khái quát và mang ý vị triết học.
- Say mê sống và cũng say mê sáng tạo, Huy Cận là người đam mê thơ ca từ nhỏ. Có lẽ không chỉ vì không khí gia đình, quê hương; mà căn bản vì ông có một tâm hồn nhạy cảm. Xuân Diệu nhận xét rằng Huy Cận đặc biệt nhạy cảm với những vùng hoang vắng trong tâm hồn. Hẳn đây là một trong những "tố chất" đặc biệt để hình thành hồn thơ của một thí sĩ sau bày sẽ là tác giả của tập "Lửa thiêng" - tập thơ dựng lên cả một thế giới nổi tiếng với vẻ quạnh vắng cô liêu
- Huy Cận đi lượm lặt những chút buồn rơi rác để rồi sáng tạo nên những vần thơ ảo não. Người đời sẽ ngạc nhiên vì không ngờ với một ít cát bụi tầm thường thì người lại có thể đúc thành bao châu ngọc. Ai có ngờ những bước chân đã tan trên đường kia còn ghi lại trong văn thơ những dấu tích không bao giờ tan được. – Hoài Thanh
- Đời chúng ta nằm trong vòng chữ tôi. Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu. Nhưng càng đi sâu càng lạnh. Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cùng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ. Ta ngẩn ngơ buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận. – Hoài Thanh