logo

Giới thiệu về tác giả Nguyễn Công Trứ (Tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác)

icon_facebook

Tham vấn chuyên môn bài viết

Giáo viên:

Hoàng Thị Dung

Học vị:

Giáo viên Ngữ Văn với 3 năm kinh nghiệm

Tham vấn chuyên môn bài viết

Giáo viên:

Hoàng Thị Dung

Học vị:

Giáo viên Ngữ Văn với 3 năm kinh nghiệm

Nguyễn Công Trứ là một trong những gương mặt tiêu biểu của văn học trung đại Việt Nam, không chỉ nổi bật với tài năng thơ văn mà còn với những đóng góp lớn lao trong sự nghiệp chính trị và quân sự. Để tìm hiểu kĩ hơn về tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác, và những nhận định về ông mời các bạn tham khảo bài viết Giới thiệu tác giả Nguyễn Công Trứ. 


1. Tiểu sử Nguyễn Công Trứ 

– Tự là Tồn Chất, hiệu là Ngộ Trai, biệt hiệu Hi Văn

– Ngày sinh: ngày 19 tháng 12 năm 1778, mất ngày 7 tháng 12 năm 1858

– Quê quán: huyện lỵ Quỳnh Côi, phủ Thái Bình

– Gia đình: Thân phụ là Nguyễn Công Tấn tước Đức Ngạn Hầu, quê ở làng Uy Viễn, nay là xã Xuân Giang, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, tri phủ Tiên Hưng – Thái Bình, thân mẫu là Nguyễn Thị Phan, con gái quan Quản nội thị tước Cảnh Nhạc Bá dưới triều vua Lê – chúa Trịnh

– Tự là Tồn Chất, hiệu là Ngộ Trai, biệt hiệu Hi Văn

– Ngày sinh: ngày 19 tháng 12 năm 1778, mất ngày 7 tháng 12 năm 1858

– Quê quán: huyện lỵ Quỳnh Côi, phủ Thái Bình

– Gia đình: Thân phụ là Nguyễn Công Tấn tước Đức Ngạn Hầu, quê ở làng Uy Viễn, nay là xã Xuân Giang, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, tri phủ Tiên Hưng – Thái Bình, thân mẫu là Nguyễn Thị Phan, con gái quan Quản nội thị tước Cảnh Nhạc Bá dưới triều vua Lê – chúa Trịnh.


2. Sự nghiệp Nguyễn Công Trứ

– Lớn lên trong những năm cuối của nhà Tây Sơn, đến đầu nhà Nguyễn,

– Đến năm 41 tuổi (1819), ông mới thi đậu Giải nguyên (1818–1847) làm quan dưới triều Nguyễn.

– Lần đầu tiên xuất chinh, Nguyễn Công Trứ giữ chức hành tẩu ở Quốc sử quán (1820).

– Giữ chức Tri huyện Đường Hào, Hải Dương (1823), Tư nghiệp Quốc Tử Giám (1824), Phủ Thừa phủ Thừa Thiên (1825), tham tán quân vụ, rồi thăng Thị lang Bộ Hình (1826).

– Năm 1828, Nguyễn Công Trứ thăng Hữu Tham tri Bộ Hình, sang chức Dinh điền sứ. Năm 1832 ông được bổ chức Bố chánh sứ Hải Dương, cùng năm thăng Tham tri Bộ Binh, giữ chức Tổng đốc tỉnh Hải An.

Năm 1840 giữ chức Tả Đô Ngự sử viện đô sát, kiêm Tham tri Bộ binh, tán lý cơ vụ đồn trấn Tây. 

– Năm 1845 làm chủ sự Bộ hình, năm 1846 làm quyền án sát Quảng Ngãi, được 2 tháng, ông lại đổi ra làm Phủ Thừa phủ Thừa Thiên, đến năm 1847 thăng làm Phủ doãn phủ Thừa Thiên.

– Năm 1848, Tự Đức nguyên niên, Nguyễn Công Trứ xin về hưu.

– Cuộc đời ông là những thăng trầm trong sự nghiệp. Ông được thăng thưởng quan tước nhiều lần vì những thành tích, chiến công trong quân sự và kinh tế, tới chức thượng thư, tổng đốc; nhưng cũng nhiều lần bị giáng phạt, nhiều lần giáng liền 3-4 cấp như năm 1841 bị kết án trảm giam hậu rồi lại được tha, năm 1843 còn bị cách tuột làm lính thú.

- Năm Tự Đức thứ hai 1848, ông nghỉ hưu với chức vụ Phủ doãn phủ Thừa Thiên. 


3. Một số tác phẩm tiêu biểu Nguyễn Công Trứ

Ông có khoảng 150 bài gồm thơ, ca trù, phú và một số tác phẩm chữ Hán khác. Trong đó có một số tác phẩm tiêu biểu như:

- Bỏ vợ lẽ cảm tác

+ Bỡn cô đào già

+ Bỡn tình nhân

+ Cách ở đời (Cách ăn ở ở đời)

+ Cảm tác lúc về già

+ Cảnh xa nhà

+ Cầm kỳ thi tửu bài 1 (Tự cao)

+ Câu đối làm hộ vợ tiễn mình đi thi

+ Câu đối Tết: Bầu một chiếc – Nhà hai gian

+ Câu đối Tết: Chiều ba mươi – Sáng mồng một

+ Câu đối Tết: Nợ có chết ai đâu – Giời để sống lâu mãi

...

- Ca Trù

+ Bài ca ngất ngưởng

+ Ca tự biệt (Kẻ về người ở)

+ Cái già theo đuổi

+ Cầm kỳ thi tửu bài 2 – Chơi cho phỉ chí

+ Cầm kỳ thi tửu bài 3 – Còn nhiều hưởng thụ

+ Chí anh hào

+ Chí làm trai
...


4. Phong cách sáng tác của Nguyễn Công Trứ

– Thơ văn của Nguyễn Công Trứ mang nội dung đa dạng và phức tạp, phản ánh rõ nét ý thức của một thế hệ nhà Nho. Tổng thể, sáng tác của ông tập trung vào ba chủ đề chính: chí nam nhi, cảnh nghèo và thế thái nhân tình, cùng triết lý hưởng lạc. Qua đó, ông thể hiện một lối sống thanh bần, tự do phóng khoáng, một tính cách ngang tàng, ngạo nghễ, kết hợp hài hòa quan niệm xuất xử và hành lạc – tưởng chừng mâu thuẫn nhưng lại thống nhất trong hình tượng nhà Nho tài tử điển hình.

– Nguyễn Công Trứ chủ yếu sáng tác theo thể loại hát nói và thơ Nôm, với phong cách mộc mạc. Tuy thơ văn không phải hoạt động chính trong cuộc đời ông, mà chỉ là phương tiện phụ trợ cho sự nghiệp quân sự, chính trị, và kinh tế. Bởi vậy, ông ít chú trọng đến sự trau chuốt nghệ thuật, thay vào đó tập trung phản ánh trực tiếp suy nghĩ và tâm tư của mình. Chính điều này đã tạo nên nét độc đáo, vừa giản dị vừa sâu sắc, trong thơ văn Nguyễn Công Trứ.


5. Nhận định về Nguyễn Công Trứ

– “Tôi xin bái phục, nghìn lần bái phục cụ Nguyễn Công Trứ. Tôi giờ mới thật hiểu cụ. Thật là một người có một không hai. Tài đến rứa là cùng, khí phách đến rứa là cùng, đức độ làm quan đến rứa là cùng mà chơi nhởi cũng hay đến rứa là cùng…”.(Nhà thơ Tố Hữu)

– “Nguyễn Công Trứ là người chú trọng thực tiễn: Khi có loạn thì đánh đông dẹp bắc, trừ loạn đảng, dẹp nhiễu nhương; lúc bình trị thì đặt phương sách phát triển kinh tế, mở mang đất đai, thực hiện giáo hóa, phát triển văn trị. Quản việc dân thì mẫn cán, cần kiệm, biết dùng đúng người đúng việc…” (tham luận của GS.TS Trần Ngọc Vượng, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội)).


6. Giai thoại về Nguyễn Công Trứ 

– Đối đáp với sư

Gần làng Uy Viễn của Nguyễn Công Trứ có một ngôi chùa, vị sư trụ trì ở đây là người tài cao học rộng nhưng rất kiêu ngạo, hiếu thắng. Ông này thường tự cho mình là nhất thiên hạ, xem thường cả Nho Củng vốn từ lâu đã nổi tiếng thần đồng khắp vùng. Biết vậy, Nho Củng cũng hiếu thắng tìm dịp gặp thử tài cao thấp. Nhân một hôm rảnh học từ tỉnh thành về thăm nhà, Nho Củng bèn tìm tới chùa nọ chơi. Đến nơi, thấy ngoài sân trong điện không có ai, Củng lại đang khát nên đi thẳng vào bếp chùa để tìm nước uống, thì gặp sư trụ trì đang lúi húi bên bếp. Quay lại nhìn người lạ, vị sư buông ra một câu không mấy hiếu khách: Khách khứa kể chi ông núc bếp. Cậu Củng nhìn quanh, thấy một cái vại (đồ bằng sành dùng để muối cà hay d­ưa) ở góc bếp, liền ứng khẩu đối lại: Trai chay mà có vại cà sư? Câu này thực ra được nói lên rất vô tình, nhưng vị sư kia lại cho rằng Nho Củng thâm ý châm biếm mình có tư­ tình với bà vãi, nên chắp tay nhìn lên tượng Phật đọc một câu như thanh minh cho sự đứng đắn của mình: Xin chứng minh cho, Nam mô A Di Đà Phật. Nho Củng chỉ vào cái kiềng trên bếp và cất tiếng đối lại: Có giám sát đó, Đông Trù Tư­ mệnh Táo quân! Đông trù Tư ­mệnh Táo quân là thần coi bếp, cầm giữ bản mệnh của gia chủ. Bên mời Phật, bên nhờ thần ra minh chứng, quả thực là hay; lại Đông đối với Nam, Quân đối với Phật thì thật là tài! Đến đây thì vị sư vừa tức vừa hoảng, không ngờ gặp phải đối thủ trẻ tuổi mà cao cường đến vậy, liền hạ một chiêu cuối cùng, vừa vỗ ngực ta đây vừa hăm dọa đối thủ: Thuộc ba mươi sáu quyển kinh, chẳng thiên địa thánh thần nhưng khác tục! Nho Củng cũng quyết định tung một đòn hạ gục: Hay tám vạn tư­ mặc kệ, không quân thần phụ tử đếch ra người! Tới đây vị sư đành nín thinh, chấp nhận thua cuộc, từ đó không dám cao ngạo nữa. Lại có người kể, chuyện chưa dừng ở đấy. Nho Củng đắc thắng ra về, nhưng vừa bước đến giữa sân thì hai con chó nhà chùa xổ ra cắn, cắn quyết liệt như thể trả thù cho chủ vậy. May có chú tiểu ngăn mãi mới được. Nho Củng dừng lại nhìn quanh chùa rồi ngâm hai câu như một lời nhắn gửi: Bụt cũng hiền lành, sư cũng khá, Còn hai con chó chửa từ bi.

icon-date
Xuất bản : 20/02/2022 - Cập nhật : 24/12/2024

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads