logo

Tìm hiểu ở địa phương nơi em đang sống, hoặc qua sách báo, internet, hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 100 từ giới thiệu...

icon_facebook

Câu hỏi: Tìm hiểu ở địa phương nơi em đang sống, hoặc qua sách báo, internet, hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 100 từ giới thiệu di tích lịch sử liên quan đến công cuộc xây dựng đất nước và bảo vệ độc lập dân tộc của nhà Trần?

Trả lời:

* Khu lăng mộ các vua Trần ở Thái Bình

Vùng đất Long Hưng xưa, vốn là nơi dựng nghiệp của nhà Trần, vì thế đã được triều Trần đặc biệt chú trọng, phân phong cho các thân vương. Nơi đặt mộ tổ của họ Trần tại hương Tinh Cương (nay thuộc thôn Tam Đường, xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình) tiếp tục được lựa chọn làm nơi an nghỉ của các vị vua đầu triều và hoàng tộc nhà Trần: Thái tổ Trần Thừa táng tại Thọ Lăng; Thái Tông táng tại Chiêu Lăng, Thánh Tông táng tại Dụ Lăng, Nhân Tông táng tại Đức Lăng. Sau khi Thái Tổ Trần Thừa mất, hương Tinh Cương chính thức được đổi tên thành Thái Đường (khu lăng tẩm của vua và hoàng tộc). Từ năm 1320 trở đi, các vua và hoàng hậu nhà Trần sau khi mất đều được đưa về an táng tại khu vực An Sinh (thuộc Đông Triều, Quảng Ninh ngày nay). Năm 1381, Trần Phế Đế đã rước thần tượng của các vua Trần về thờ ở An Sinh. Tuy nhiên, khu lăng mộ và đền thờ nhà Trần ở Thái Đường vẫn được nhà Trần và cộng đồng sở tại đặc biệt quan tâm, tiếp tục duy tu, xây dựng mở rộng thêm.

Tìm hiểu ở địa phương nơi em đang sống, hoặc qua sách báo, internet, hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 100 từ giới thiệu...

Trước năm 1945, trên địa bàn Tam Đường vẫn còn đền thờ các vua Trần. Phía trước đền (phía Nam) có 3 ngôi mộ lớn là: Phần Trung, Phần Bụt, Phần Đa, chếch về phía Tây - ở vị trí cách đê sông Hồng gần 500m có một ngôi mộ cổ, nhân dân quen gọi là Phần Cựu. Phía Đông Bắc đền thờ có Mả Tít, Vườn Màn, Bến Ngự và chùa Bến. Phía sau đền thờ (phía Bắc) có 7 ngôi mộ đối diện với phần Trung, phần Bụt, phần Đa, tạo thành thế “tiền tam thai hậu thất tinh”.

Khu thất tinh gồm phần Ốc, Quang, Ổi, Lợn, Mao, Gà và phần Bà Già. Tương truyền, phần Ốc là nơi đặt mộ cụ Trần Hấp, phần Quang là lăng mộ của Nguyên tổ Trần Lý, các phần còn lại trong khu “thất tinh” là nơi chôn cất các hoàng hậu, công chúa đầu triều Trần. Sau năm 1945, phần Cựu và các phần trong khu “thất tinh” đều bị lấy đất cấp cho dân sinh sống, canh tác.

Khu lăng mộ các vua Trần hiện nay có tổng diện tích 38.221m2, được nhân dân gọi là phần Đa, phần Trung, phần Bụt, tương ứng với Chiêu lăng, Dụ Lăng, Đức Lăng - nơi yên nghỉ của Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông và 1 ngôi đền thờ Thượng hoàng Trần Thừa, Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông. Cả 3 lăng mộ đều đã được tôn tạo vào năm 2004, có tường kè bằng gạch bao quanh, theo hình đường tròn đồng tâm, có đường kính 65m, cao 1,2m so với sân tế.

* Khu di tích lịch sử nhà Trần tại Đông Triều, Quảng Ninh

Nằm trên địa bàn các xã An Sinh, Tràng An, Bình Khê, Thuỳ An thuộc huyện Đông Triều tỉnh Quảng Ninh. Nơi đây được Thủ tướng Chính phủ công nhận di tích lịch sử quốc gia đặc biệt, là quê hương hay còn gọi là thánh địa của nhà Trần. Đặc biệt sự kết hợp du lịch văn hoá tâm linh nhà Trần tại Đông Triều với di tích danh thắng Yên Tử nơi mà vua Trần Nhân Tông đã về đây tu hành sau khi nhường ngôi cho con trai, ông đã xây dựng nơi đây thành trung tâm phật giáo của nước ta dưới thời Trần và xây dựng Thiền phái Trúc lâm. Với hệ thống lăng, miếu, đền, chùa như: Lăng Lư Phúc, Thái lăng, Mục lăng, Ngải Sơn lăng, Phụ Sơn lăng, Nguyên lăng, Hy lăng. Đền An Sinh, chùa Ngọc Vân, chùa Hồ Thiên (Trù Phong Tự), chùa Quỳnh Lâm, chùa Trung Tiết, chùa Quan, chùa Ngọc Thanh, Am Mộc Cảo.

Tìm hiểu ở địa phương nơi em đang sống, hoặc qua sách báo, internet, hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 100 từ giới thiệu...
Yên Tử ngày đầu xuân 2018

 

Lễ hội Yên Tử diễn ra từ 10 tháng giêng đến hết tháng 3 Âm lịch hàng năm đây là lễ hội lớn và có thời gian khá dài ở nước ta. Vì vậy khi du khách tham quan lễ hội Yên Tử sẽ kết hợp với thăm quan khu di tích lịch sử nhà Trần tại Đông Triều sẽ giúp cho du khách có chuyến hành hương ý nghĩa và bổ ích hơn.

* Đền Ngọc Quế ở Thái Bình

Đền Ngọc Quế là một ngôi đền thuộc địa phận thôn Ngọc Quế, xã Quỳnh Hoa, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. Ngôi đền này nằm bên bờ hữu ngạn sông Luộc. Người dân ở đây coi Đền Ngọc Quế là một nơi linh thiêng, lập ra để thờ vị thần tên là Đỗ Huyến, người có công chống giặc ngoại xâm từ thời Hùng Vương thứ 18. Đền cũng là nơi thờ Quốc công tiết chế Trần Hưng Đạo.

Tìm hiểu ở địa phương nơi em đang sống, hoặc qua sách báo, internet, hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 100 từ giới thiệu...

Dựa trên kết quả khảo cổ học thì không ai biết chính xác đền được xây dựng từ khi nào nhưng theo truyền thuyết thì đền được xây dựng từ đời Hùng Vương thứ 18. Theo bi ký còn lưu giữ tại đền thì đợt trùng tu lớn nhất vào năm Vĩnh Hựu thứ 2 (1736) thời Lê - Trịnh, do các quan lại địa phương cùng với người dân huy động nguồn lực. Trải qua nhiều thăng trầm, biến cố của thời gian, ngôi đền này vẫn còn giữ được vẻ cổ kính, in đậm nhiều dấu tích kiến trúc, điêu khắc thời Lê-Trịnh như gạch xây, kẻ góc và đặc biệt là đồ tế khí vẫn còn lưu giữ trong đền. Theo lời kể của các bậc cao niên trong thôn thì đền còn có một lần trùng tu nữa vào thời Nguyễn và vẫn giữ được dáng vẻ kiến trúc đó cho đến ngày hôm nay.

Ngoài quy mô to lớn lộng lẫy của di tích. Đền Ngọc Quế còn là nơi lưu giữ nhiều hiện vật, đồ tế khí rát phong phú có giá trị như: Đại tự sơn son thiếp vàng, hoành phi khảm trai, câu đối khảm trai vàng, kiếm thờ bằng gỗ thời Lê, bát hương gốm (thời Mạc) và đôi song bình thời Lê, tượng, hạc đồng, chuông đồng. Đặc biệt, còn lưu giữ được 1 cuốn thần tích có niên đại…

Di tích lịch sử đền Ngọc Quế được các cấp chính quyền địa phương xưa và nay đặc biệt quan tâm bảo vệ và gìn giữ. Hàng năm cứ đến ngày 8 tháng 8 năm âm lịch là mở hội đền để khách thập phương đến tế lễ cúng bái và chơi các trò chơi dân gian và cúng tiến.

Thông thường lễ hội Đền Ngọc Quế được tổ chức với thời gian 3 ngày, ngoài phần tế, lễ dâng hương, còn có các chương trình văn nghệ, thể thao tuyền thống như cờ tướng, kéo co nam nữ, thi đấu pháo đất, múa lân rước kiệu, múa dân gian… tạo không khí sôi nổi trong suốt thời gian lễ hội phục vụ quý khách thập phương và nhân dân. Việc tổ chức lễ hội truyền thống nhằm khơi dậy đạo lý uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây, đồng thời, giáo dục thế hệ hôm nay và mai sau phải có nghĩa vụ, trách nhiệm giữ gìn và bảo tồn di tích lịch sử văn hóa đã được xếp hạng này.

Đền Ngọc Quế xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa Quốc gia theo quyết định số: 1214 ngày 30 tháng 10 năm 1990. 

icon-date
Xuất bản : 01/07/2022 - Cập nhật : 14/10/2023

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads