logo

Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở Bình Phước

Tuyển chọn những bài văn hay chủ đề Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở Bình Phước. Các bài văn mẫu được Top lời giải biên soạn, tổng hợp chi tiết, đầy đủ nhất là tài liệu học tập môn Ngữ Văn hay và bổ ích. Mời các bạn cùng tham khảo nhé! 


Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở Bình Phước - Mẫu 1

Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở Bình Phước hay nhất

Từ lâu đời, núi Bà Rá nằm trên địa bàn thị xã Phước Long không chỉ là danh lam thắng cảnh nổi tiếng mà còn là một ngọn núi linh thiêng, liên quan đến tâm linh, cội nguồn lịch sử, văn hóa của người S’tiêng. Yếu tố văn hóa, tâm linh, huyền thoại được gắn liền với các sự kiện đã hình thành nên quần thể văn hóa – tâm linh liên quan đến ngọn núi nổi tiếng này trong dân gian. Vì vậy, núi Bà Rá đã gắn liền với đời sống văn hóa tinh thần, trung tâm câu chuyện huyền thoại về vị thần đã có công trong việc hình thành và bảo vệ núi Bà Rá.

Huyền thoại kể rằng ngày xưa có một ông tiên tên là Giang (viết theo chữ S’tiêng là Yang đúng hơn) trấn thủ vùng này từ vùng rừng núi Tây Ninh đến Phước Long, chạy sát biên giới Miên. Vị tiên này có hai người em gái, người chị tên là Lơm và người em là Giêng (viết Jiêng đúng hơn). Mỗi người có một sở thích và cá tính khác nhau.

Bà Lơm thích tu hành, thích lập chùa để cúng bái. Bà Giêng thích ở một mình nơi thanh vắng. Trước hai sở thích ấy, người anh đã chiều và đắp cho mỗi người một quả núi để ở. Bà Lơm là chị thích tu hành và nơi đông người nên ở tại núi Bà Đen (Tây Ninh). Còn Bà Giêng thì ở núi Bà Rá, Phước Long.

Có người cho rằng, Bà Đen, Bà Rá và Bà Chúa Xứ (ở An Giang) là ba chị em. Theo kết quả nghiên cứu giả thiết này không có cơ sở. Về mặt không gian văn hóa và tâm linh không có liên quan. Ngọn núi ở An Giang không có mối quan hệ với ngọn núi Bà Đen và Bà Rá (các núi ở An Giang nằm trong dãy núi “Đậu Khấu” bắt nguồn từ biên giới Thái Lan).

Xuôi theo dòng truyền thuyết của người S’tiêng, địa bàn cư trú của người S’tiêng trải dài từ núi vùng Bà Rá, tỉnh Bình Phước đến núi Bà Đen thuộc tỉnh Tây Ninh. S’tiêng (Sơdiêng hay Sdiêng) Yau Nhưt (một vị thần khổng lồ) đã xây dựng nên núi Bà Rá và Bà Đen. Yau Nhưt có hai người em gái rất xinh đẹp tên là Mi Jiêng và Mi Lơm (Mi tức là cô, nàng) rất giỏi dệt thổ cẩm (tảng đá lớn giữa chân núi Bà Rá nơi có đường cáp treo đi qua chính là nơi hai em gái vị thần ngồi dệt thổ cẩm).

Yau Nhưt đã đổ 7 gùi đất (gùi cũ) để đắp nên núi Bà Rá (poh Săh Tu). Trước khi đắp núi Bà Rá, Yau Nhưt đã đổ một gùi đất tại khu vực ở cuối thôn 7, xã Long Giang, thị xã Phước Long ngày nay, người S’tiêng gọi núi đó là Bơnâm con Brăh, nghĩa là “núi con thần” hay còn gọi là Bơnâm Săh Tu (núi gùi cũ: đất đựng trong gùi cũ; núi mọc bên suối Săh Tu).

Lý do vị thần Yau Nhưt thay đổi địa điểm (không chọn suối Săh Tu) là khi vị thần đo khoảng cách từ núi Bà Đen đến núi Bà Rá không đủ 7 cây gậy (poh toong bơr nos – cây gậy của vị thần dùng để thụt canh). Trong đời sống tín ngưỡng dân gian của người S’tiêng, 7 là con số may mắn, con số tâm linh. Phải chăng, vì lý do đó mà vị thần khi xây dựng núi Bà Rá đã đổ hết 7 gùi đất, chọn kích thước “7 cây gậy” để làm khoảng cách từ núi Bà Đen đến núi Bà Rá.

Người S’tiêng Bu Dêh (vùng Bình Long, Hớn Quản) thì cho rằng: Ngày xưa vốn chỉ có một núi Bà Rá, nhưng do hai chị em tranh nhau lấy chồng. Người em gái xinh đẹp hơn nên được người đời quý mến hơn, người chị ghen tức và đuổi người em đi. Người em ra đi chỉ mang theo một gùi đất, dọc đường người em dừng chân tại xã Phước An, huyện Hớn Quản, đất bị rơi rớt tạo thành Bnâm Roh (Núi Gió ngày nay). Người chị lấy cây gậy đo khoảng cách từ núi Bà Rá đến nơi ấy thấy vẫn gần, người chị lại tiếp tục đuổi em đi. Người em đi mãi đến tận Tây Ninh và dựng núi Bà Đen.

Dù là truyền thuyết nửa người nửa thần, dù là chị hay em đang ngự trị trên núi Bà Rá, việc xây dựng công trình miếu Bà có ý nghĩa, giá trị quan trọng về mặt lịch sử, văn hóa và tâm linh (trong đó có công của những người bị tù đày tại Bà Rá trong thời kỳ chống thực dân Pháp). Trước khi người S’tiêng theo đạo, trong các sự kiện nghi lễ tín ngưỡng truyền thống, người S’tiêng luôn khấn mời các vị thần trong vùng như: thần Sông Bé, Thác Mơ, Thác Mẹ và không thể quên thần núi Bà Rá.

Trong cuộc sống, người S’tiêng thường kể về sự giỏi giang của hai nữ thần để giáo dục con cái (hai nữ thần rất giỏi dệt vải). Trong hôn nhân, những cô gái chảnh chọe thường bị cha mẹ mắng bằng câu “ay klanh y bêi Mi Jiêng, Mi Lơm” (con nghĩ mình đẹp như cô Jiêng, cô Lơm chắc). Hoặc những người con trai kén vợ cũng bị cha mẹ mắng bằng câu “nar kơi may pơs sai klanh ur y bêi Mi Jiêng, Mi Lơm” (mai mốt xem con cưới vợ có đẹp như cô Jiêng, cô Lơm không?). Có thể thấy, ngoài yếu tố tâm linh, hình ảnh hai nữ thần đã in sâu vào tiềm thức của cộng đồng người S’tiêng.

Để phát huy tốt giá trị lịch sử, văn hóa và tâm linh của núi Bà Rá nói chung và miếu Bà nói riêng, qua trao đổi, giới thiệu đầy đủ hơn về ý nghĩa lịch sử, văn hóa và tâm linh của miếu Bà (Bà Rá), mối liên hệ giữa hai nữ thần (núi Bà Đen và núi Bà Rá) để tránh những cách hiểu không thống nhất, thúc đẩy phát triển du lịch văn hóa tâm linh, góp phần phát triển kinh tế – xã hội của Bình Phước nói chung và Phước Long nói riêng.


Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở Bình Phước - Mẫu 2

Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở Bình Phước hay nhất (ảnh 2)

Khu du lịch Sóc Xiêm thuộc xã Tân Hưng, cách Thành phố Hồ Chí Minh 120 km, là một trong những khu du lịch sinh thái hấp dẫn và thú vị. Hồ Sóc Xiêm thơ mộng nằm giữa thung lũng xanh yên ả, một bên là đồn điền cao su xanh bạt ngàn, một bên là khu dân cư chất phát. Đến đây, du khách sẽ được câu cá bên hồ nước hay thả mình trên thảm lá, lắng nghe tiếng gió lao xao đùa cợt trên mặt nước.

Nằm trong vùng rừng đất đỏ Trà Thanh, huyện Bình Long, tỉnh Bình Phước, hồ Sóc Xiêm có bề mặt rộng 30 ha, có nơi sâu tới 14m là một cảnh đẹp nguyên sinh thơ mộng. Hơn thế, các loại cá nơi đây là nguồn thủy sản của người dân sống quanh hồ. Hồ Sóc Xiêm là một tài sản quý giá thiên nhiên ban tặng cho miền Đông Nam Bộ.

Hồ Sóc Xiêm là một cảnh đẹp nằm trong vùng rừng đất đỏ Trà Thanh (huyện Bình Long, tỉnh Bình Phước), nơi còn một ít rừng nguyên sinh, rừng cao-su cũ và cao-su mới trồng sau ngày chiến tranh kết thúc. Sóc Xiêm trước đây là sóc của người Stiêng nay đã lập làng nơi khác. Sóc Xiêm thu hút khách phương xa nhờ hồ nước mênh mông, gió thổi lao xao cành lá... và cá ở hồ nhiều cả số lượng lẫn chủng loại. Với bề mặt rộng 30 ha, có nơi sâu tới 14m, ven hồ rêu xanh dày kín, nước trong, phong cảnh hữu tình... Sóc Xiêm như một đóa hoa rừng tươi sắc. Hồ Sóc Xiêm là một cảnh đẹp nằm trong vùng rừng đất đỏ Trà Thanh (huyện Bình Long, tỉnh Bình Phước), nơi còn một ít rừng nguyên sinh, rừng cao-su cũ và cao-su mới trồng sau ngày chiến tranh kết thúc. Sóc Xiêm trước đây là sóc của người Stiêng nay đã lập làng nơi khác. Sóc Xiêm thu hút khách phương xa nhờ hồ nước mênh mông, gió thổi lao xao cành lá... và cá ở hồ nhiều cả số lượng lẫn chủng loại. Với bề mặt rộng 30 ha, có nơi sâu tới 14m, ven hồ rêu xanh dày kín, nước trong, phong cảnh hữu tình... Sóc Xiêm như một đóa hoa rừng tươi sắc.

Khu du lịch hồ Sóc Xiêm là nơi tham quan nghỉ mát, cắm trại, hội thảo, giao lưu và là điểm hẹn lý tưởng cho các bạn thanh niên, các đôi nam nữ đến thưởng ngoạn cảnh đẹp và tự tình. Bạn có thể ngồi hàng giờ bên bờ hồ thoáng đãng hoặc bên bờ suối đẹp để tha hồ tâm sự, nô đùa và hát những bài tình ca mà không một ai đến quấy rầy. Trên ngôi nhà thủy tạ giữa hồ, bạn có thể vừa câu cá, vừa thả hồn theo tiếng chim hót ríu rít, hòa mình vào không khí nguyên sơ của núi rừng. Cá ở hồ nhiều cả về số lượng lẫn chủng loại như cá rô, lìm kìm, lóc, lòng tong đá… Buổi chiều, đứng bên hồ trong làn gió mát nhè nhẹ thổi, nhìn lên trời bạn sẽ thấy từng đàn chim theo nhau về tổ.

Đêm về, giữa núi rừng tĩnh lặng, trong những căn nhà rông Tây Nguyên, bạn sẽ được ru vào giấc ngủ êm đềm bằng tiếng gió đưa cành cây xào xạc. Khi ban mai, trời lại lặng gió, làn nước phẳng lặng, sương còn vương vấn trên mặt hồ… Những du khách yêu thích thể thao có thể bơi lội hoặc lướt ca nô trên lòng hồ một cách thoải mái hoặc chơi bóng ném, cầu lông… tại sân chơi thể thao thác Số 4.

Khu du lịch hồ Sóc Xiêm chắc hẳn sẽ làm vừa lòng những ai đã từng đến đây để rồi mỗi khi ra về chúng ta lại biết thêm những điều mới mẻ, có thêm những kỷ niệm ngọt ngào về vùng đất lịch sử hào hùng và thiên nhiên tươi đẹp này.


Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở Bình Phước - Mẫu 3

Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở Bình Phước hay nhất (ảnh 3)

Vườn quốc gia Cát Tiên rộng có tổng diện tích là 70.548 ha, trong đó phần diện tích thuộc Đồng Nai là 39.110 ha, thường gọi Nam Cát Tiên, tại đây đặt trụ sở Vườn và cũng là nơi đón tiếp khách du lịch; phần diện tích thuộc tỉnh Lâm Đồng là 26.969 ha; phần diện tích thuộc tỉnh Bình Phước là 4.469 ha. Vườn quốc gia Cát Tiên nằm giữa 2 vùng địa lý từ vùng cao nguyên Trường Sơn xuống vùng đồng bằng Nam Bộ, hội tụ được các luồng hệ động - thực vật đa dạng và phong phú.

Hệ thực vật ở Vườn quốc gia Cát Tiên: có 1.610 loài, với thành phần chiếm ưu thế thuộc họ sao dầu, họ đậu và họ tử vi; được chia thành 5 kiểu rừng chính: Rừng lá rộng thường xanh, Rừng lá rộng thường xanh nửa rụng lá, Rừng hỗn giao gỗ – tre nứa, Rừng tre nứa thuần loài, và Thảm thực vật đất ngập nước. Có thể kể tên một số loài cây quý hiếm có tên trong sách đỏ như: gõ đỏ, gõ mật, cẩm lai Bà Rịa, cẩm lai nam, cẩm lai vú, giáng hương…

Hệ động vật ở Vườn quốc gia Cát Tiên: Thú có 113 loài, quý hiếm là chà vá chân đen, tê giác một sừng Việt Nam và hoẵng Nam bộ. Chim có 351 loài, chiếm 42,39% tổng số loài chim của Việt Nam (828 loài), quý hiếm là: hạc cổ trắng, công, già đẫy java, quắm cánh xanh, ngan cánh trắng, gà so cổ hung, gà tiền mặt vàng, chích chạch má xám.

Bò sát có 109 loài, quý hiếm là: cá sấu Xiêm, trăn gấm, trăn đen… Lưỡng cư có 41 loài, quý hiếm là: cóc mắt chân dài, cóc rừng, chàng andecson… Côn trùng có 756 loài, gồm 450 loài bướm, chiếm hơn 50% tổng số loài bướm ở Việt Nam, quý hiếm là: bướm phượng cánh sau vàng, và bướm phượng cánh kiếm. Cá nước ngọt có 159 loài.

Vườn quốc gia Cát Tiên còn có nhiều kiểu địa hình xen kẽ các bàu, đầm, các hệ suối, cộng với hơn 90km chiều dài sông Đồng Nai đã tạo nên những cảnh quan đặc trưng với những ghềnh thác, các khu đất ngập nước và bán ngập nước… Đặc biệt là khu vực Bàu Sấu rộng lớn và độc đáo, một điểm tham quan lý thú.

Ngày 10 tháng 11 năm 2001, Vườn quốc gia Cát Tiên đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thứ 411 trên thế giới. Ngày 04 tháng 8 năm 2005, khu đất ngập nước Bàu Sấu của Vườn được Ban thư ký Công ước Ramsarcông nhận và đưa vào danh sách các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế.

Vườn quốc gia Cát Tiên cũng là nơi cư trú của 2 cộng đồng dân tộc là Mạ và Stiêng với những nếp sinh hoạt và bản sắc văn hóa truyền thống. Tại đây còn tìm thấy quần thể Di chỉ khảo cổ học có giá trị cao, kéo dài trên 10km dọc theo tả ngạn sông Đồng Nai, với những thành phần kiến trúc của đền thờ có từ ngàn xưa.

Với các bài văn mẫu Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở Bình Phước do Top lời giải sưu tầm và biên soạn trên đây, hy vọng các em sẽ có thêm những góc nhìn mới mẻ và có cái nhìn tổng quát hơn về tác phẩm. Chúc các em làm bài tốt!

icon-date
Xuất bản : 04/04/2022 - Cập nhật : 11/06/2022