logo

Thuyết minh về Đền Cờn (Quỳnh Phương) ngắn gọn

Hoàng Mai là nơi địa đầu cứ Nghệ, một vùng địa linh nhân kiệt,nơi đây không chỉ có thiên nhiên hùng vĩ, nên thơ mà điểm nhấn nhất của xứ Nghệ còn về văn hóa tâm linh mà điển hình là di tích Đền Cờn được được nhân dân khắp mọi miền đất nước coi là linh thiêng bậc nhất xứ Nghệ.

Từ xa xưa, nhân dân ta có câu: “Nhất Cờn, nhì Quả, tam Bạch Mã, tứ Chiêu Trưng’’ để nói về những ngôi đền thiêng ở xứ Nghệ. Trong bốn ngôi đền thiêng ấy được xếp ở vị trí số một ở vẻ đẹp và sự linh thiêng của mình, cái đẹp của kiến trúc cổ ở địa thế sơn thủy hữu tình là Đền Cờn. Quần thể di tích Đền Cờn bao gồm hai ngôi đền: Đền Cờn trong được tỏa lạc bên dòng Mai Giang. Đối diện với Đền Cờn ở phía Tây là dãy núi Voi như bức tượng thành thiên tạo hùng vĩ. Đền mẫu Cờn Nghệ An có phong thủy đẹp,thế đứng giống đầu chim phượng hoàng với hai cánh là hai đồi cát giăng dài phía sau đến hai mắt phượng là Giếng Đỏ và Giếng Đình nằm trên hai ngọn đền này. Ngôi đề có 800 năm tuổi là địa danh lịch sử văn hóa tâm linh, nơi xuất hiện những câu chuyện huyền thoại được lưu truyền trong nhân dân, là địa chỉ du lịch thu hút khách thập phương về đây tham quan văn cảnh. Nếu Đền Quả, Đền Bạch Mã,..được thờ các vị nhân thần nguyên là các nhân vật lịch sử thì Đền Cờn lại được thờ Tứ vị Thánh Nương ,câu chuyện về họ được xuất hiện  trong nhân gian được lưu truyền để rồi trở thành truyền thuyết được nhắc đến trong sử sách.

Thuyết minh về Đền Cờn (Quỳnh Phương)

Đền Cờn được xây dựng từ triều Trần nhưng đến triều Lê, triều Nguyễn ngôi đền được trùng tu nên kiểu dáng kiến trúc chạm hoa văn rồng phượng, cách bài trí đủ thể khí mang phong cách kiến trúc cuối Lê đầu Nguyễn. Trải qua thời gian và những biến cố Đền vẫn còn lưu giữ 142 hiện vật quý có giá trị lịch sử, văn hóa,tín ngưỡng. Chiếc chuông động nặng 300kg đúc năm Cảnh Hưng năm 1740, bia đá 2 mặt (cao 1,6m, rộng 1,2m) được dựng năm 1665, 28 pho tượng đá và những tượng gỗ thời Lê...Lễ hội Đền Cờn diễn ra từ ngày 19-21 tháng Giêng âm lịch hằng năm, tại phường Quỳnh Phương, thị xã Hoàng Mai, đến đây nhân dân và du khách thập phương có dịp trở về hội tụ để tham gia các hoạt động văn hóa truyền thống cùng các trò chơi dân gian như: đấu vật, đánh cờ người, đua truyền thống. Không chỉ có vẻ đẹp độc đáo của kiến trúc, phong cảnh, Lễ hội Đền Cờn là hoạt động thiết thực nhằm bảo tồn,phát huy các giá trị truyền thống đạo lý: “Uống nước nhớ nguồn’’. Đồng thời quảng bá tiềm năng du lịch, giới thiệu nét đẹp văn hóa của quê hương với đoogn đảo du khách thập phương.

Đền Cờn - Ngôi đền thiêng nơi địa đầu xứ Nghệ đã và đang là địa điểm thu hút khách ghé thăm, chiêm bái và hành lễ...Không chỉ là du lịch tâm linh, ngôi đền còn xứng đáng là điểm nhấn của xứ Nghệ “non xanh nước biêc’’ mà mọi người dan trong đời ai cũng ước nguyện một lần được ghé thăm.

icon-date
Xuất bản : 29/08/2023 - Cập nhật : 29/08/2023