logo

Thủy phân mantozo thu được

Câu hỏi: Thủy phân mantozo thu được:

A. Ancol etylic. 

B. Glucozơ và fructozơ.         

C. Glucozơ. 

D. Fructozơ.

Trả lời:

Đáp án đúng: C. Glucozơ. 

- Thủy phân mantozo thu được glucozơ.

- Mantozơ được cấu tạo từ 2 gốc glucozơ do đó khi thủy phân sẽ thu được glucozo.

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về mantozo nhé


I. Công thức phân tử và cấu tạo của mantozo

Trong số các đồng phân của saccarozơ, quan trọng nhất là mantozơ (còn gọi là đường mạch nha). 

- Công thức phân tử:  C12H22O11

- Ở trạng thái tính thể, phân tử mantozơ gồm hai gốc glucozơ liên kết với nhau ở C1 của gốc α-glucozơ này với C4 của gốc α-glucozơ kia qua một nguyên tử oxi. Liên kết  α − C1−O−C4 như thế được gọi là liên kết α−1,4−glicozit.

- Trong dung dịch, gốc α−glucozơ của mantozơ có thể mở vòng tạo ra nhóm CH=O:

 

[CHUẨN NHẤT] Thủy phân mantozo thu được

 


II. Tính chất của mantozo

1. Tính chất vật lí

- Trạng thái tự nhiên

+ Tinh thể không màu, tan nhiều trong nước.

+ Còn gọi là đường mạch nha.

+ Có vị ngọt nhạt.

2. Tính chất hóa học

- Do khi sự kết hợp của 2 gốc glucozơ, trong phân tử mantozơ vẫn còn có 1 nhóm CHO, các nhóm OH liền kề vậy nên mantozơ có tính chất hóa học của cả 1 Ancol đa chức và của anđehit, mantozơ có 3 tính chất chính:

*Tính chất của poliol giống saccarozơ:

Tác dụng với Cu(OH)2 cho phức đồng-mantozơ màu xanh.

* Tính khử của Mantozơ tương tự glucozơ 

 - Khử Ag(NH3)2OH tạo kết tủa bạc (phản ứng tráng gương với dung dịch AgNO3 trong NH3)

- Mantozơ có tham gia phản ứng tráng gương và phản ứng với dung dịch Brom.

C12H22O11 → 2Ag

 - Tác dụng với Cu(OH)2 tạo kết tủa màu đỏ gạch Cu2O khi đun nóng. 

* Phản ứng thủy phân

- Khi có mặt xúc tác axit hoặc enzim sinh ra 2 phân tử glucozơ. 

C12H22O11 + H2O  →  2C6H12O  

- Mantozơ được điều chế bằng cách thủy phân tinh bột nhờ enzim amilaza (có trong mầm lúa). Phản ứng thủy phân này cũng xảy ra trong cơ thể người và động vật.

2(C6H10O5)n + H2O → nC12H22O11


III. Đường mantozo có trong những thực phẩm nào?

- Thành phần chủ yếu của nguyên liệu là tinh bột. Tinh bột là một đại phân tử gồm hàng triệu, triệu phân tử glucô hợp lại với nhau. Trong lúc đó, mạch nha là đường maltose. Đường maltose gồm 2 phân tử glucô nối lại với nhau. Vì vậy, muốn biến tinh bột thành đường mạch nha người ta thực hiện việc cắt mạch tinh bột thành từng cặp gồm 2 phân tử glucô với nhau (bằng phương pháp lên men). Như vậy sẽ có đường mạch nha.

- Trong mạch nha cũng như trong thóc nảy mầm có tinh bột, chất béo, chất protit, đường mantoza, sacaroza, các men amylaza, mantaza, vitamin b, c, lexitin.[4] Trong kẹo mạ có glucoza, sacaroza, axit lactic,axit photphoric và canxi, một ít chất protit (E.Cousin, Nguyễn Văn Định và Đào Sỹ Chu, 1941).


IV. Cách làm mạch nha – Tạo ra mantozo

[CHUẨN NHẤT] Thủy phân mantozo thu được (ảnh 2)

Nguyên liệu để nấu mạch nha bao gồm: bột mộng của ngũ cốc như lúa nếp, lúa mạch, gạo nếp, hột lúa mạch mì đã có mầm và mộng lúa già.

Bước 1: Chế biến mộng lúa nếp

- Ngâm nếp trong nước 1 ngày rồi vớt ra xả thật sạch nước chua. Sau đó, tiếp tục ngâm từ 7 đến 8 ngày nữa. Trong thời gian này, phải thường xuyên tưới nước như ủ lúa mạ.

- Sau đó, đem mộng ra rũ sạch trấu rồi rửa sạch và ủ lại cho mộng héo. Tiếp theo, xé rời ra phơi nắng cho thật khô giòn và đem giã nhỏ hoặc xay thành bột.

Bước 2: Chế biến đường mạch nha

- Gạo nếp nấu thành xôi rồi để nguội. Sau đó, trộn đều bột mộng lúa nếp và cơm nếp với nhau theo tỷ lệ 1 : 5. Trộn đều rồi đổ thêm nước lã theo tỷ lệ 1 lít nước và 2 kg gạo rồi cho vào chảo gang, đổ nước sền sệt, cho thêm bột mầm, khuấy đều và bắc lên lò nấu rồi khuấy nhuyễn.

- Sau đó, đem nấu hỗn hợp trong khoảng 6 – 7 tiếng rồi cho vào bao gai, ép lấy nước tinh chất nếp.

- Sau khi ép và lọc sạch xong, lại đổ hỗn hợp vào nồi nấu tiếp cho đặc. Sau khoảng 4 – 5 giờ nữa, bạn sẽ thu được một chất dẻo, ngọt thanh, thơm thơm. Đây chính là mạch nha mà chúng ta cần.

icon-date
Xuất bản : 09/02/2022 - Cập nhật : 05/03/2022