logo

C2H2 + H2 | Hoàn thành PTHH

Đáp án chi tiết, giải thích dễ hiểu nhất cho câu hỏi "Hoàn thành phương trình hóa hoc sau: C2H2 + H2 → ......" cùng với kiến thức tham khảo là tài liệu cực hay và bổ ích giúp các bạn học sinh ôn tập và tích luỹ thêm kiến thức bộ môn Hóa học.


Trả lời câu hỏi: Hoàn thành phương trình hóa hoc sau:

C2H2 + H2 → .......

C2H2 + H2  → C2H4 (DK: Pd)

C2H2 + 2H2  → C2H6 (DK: Pd)

- C2H2, C2H6 là Hidrocacbon Không no

+ Điều kiện phản ứng: Pd

+ Phản ứng cộng H2

Giải thích: C2H2 có liên kết đôi nên khi tác dụng với H2 sẽ phản ứng theo 2 gian đoạn: tỉ lệ 1:1 là Anken và tỉ lệ 1:2 là Ankan

Cùng Top lời giải mở rộng kiến thức về phản ứng cộng H2 Hidrocacbon trong nhé!


Kiến thức mở rộng về phản ứng cộng H


I. Cơ sở lý thuyết

- Liên kết π là liên kết kém bền vững, nên chúng dễ bị đứt ra để tạo thành liên kết với các nguyên tử khác.

- Khi có mặt chất xúc tác như Ni, Pt, Pd, ở nhiệt độ thích hợp, hiđrocacbon không no cộng hiđro vào liên kết pi.

- Phương trình hoá học của phản ứng tổng quát

CnH2n+2-2k + kH2 → CnH2n+2               (1)

(k là số liên kết trong phân tử)

Ta có sơ đồ sau:

Hỗn hợp khí X →  hỗn hợp khí Y

- Tuỳ vào hiệu suất của phản ứng mà hỗn hợp Y có hiđrocacbon không no dư hay hiđro dư hay cả hai còn dư

- Dựa vào phản ứng tổng quát (1) ta thấy: 

+Trong phản ứng cộng H2, số mol khí sau phản ứng luôn giảm (nY < nX) và chính bằng số mol khí H2 phản ứng:

nH2 pư = nX-nY        (2)

Mặt khác theo ĐLBTKL thì mX = mY

1. Phản ứng cộng Hidrocacbon

 *Đặc điểm cấu tạo của hiđrocacbon tham gia phản ứng

Hiđrocacbon tham gia vào phản ứng cộng hiđro phải có ít nhất 1 trong số các đặc điểm sau:

- Có liên kết pi.

- Có vòng no không bền (vòng 3 hoặc 4 cạnh).

Hoàn thành PTHH: C2H2 + H2 

2. Điều kiện và cách thức phản ứng

- Nếu dùng xúc tác Ni/Pt, to: phản ứng chuyển tất cả các liên kết bội thành liên kết đơn.

- Nếu dùng xúc tác Pd/PbCO3, to: phản ứng chỉ dừng lại ở việc chuyển liên kết ba thành liên kết đôi.

Chú ý:

- Đối với các ankađien liên hợp, khi tham gia vào phản ứng cộng hiđro theo tỉ lệ mol 1:1, tuỳ điều kiện có thể cộng theo kiểu 1,2 hoặc 1,4 (các em có thể tham khảo thêm phần ankađien).

- Phản ứng cộng hiđro vào ankin dù sử dụng xúc tác Ni/Pt nhưng vẫn thường tạo ra hỗn hợp gồm cả anken và ankan.

3. Một số phương trình phản ứng thường gặp

CnH2n + H2 → CnH2n+2 (Ni, to)

CnH2n-2 + 2H2 → CnH2n+2 (Ni, to)

CnH2n-2 + H2 → CnH2n+2 (Pd/PbCO3, to)

CnH2n-6 + 3H2 → CnH2n+2 (Ni, to)

CnH2n+2-2k + kH2 → CnH2n+2 (Ni, to)

4. Một số lưu ý khi giải bài toán về phản ứng cộng hiđro

- Các biểu thức thường dùng trong tính toán:

mhỗn hợp trước phản ứng = mhỗn hợp sau phản ứng

nhỗn hợp trước phản ứng - nhỗn hợp sau phản ứng = nH2 tham gia phản ứng

Mhỗn hợp trước/Mhỗn hợp sau = nhỗn hợp sau/nhỗn hợp trước


II. Bài tập luyện tập

Bài 1: Hỗn hợp khí X gồm 0,3 mol H2 và 0,1 mol vinylaxetilen. Nung X một thời gian với xúc tác Ni thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với không khí là 1. Tính số mol H2 phản ứng?

Hướng dẫn giải

Theo bài:

          Theo định luật bảo toàn khối lượng :  mY = mX = 5,8g

          Mặt khác:

          Vậy số mol H2 phản ứng  =  0,4 – 0,2 = 0,2 mol

VH2 = 0,2.22,4 = 4,48l

Bài 2: Hỗn hợp X gồm 3 khí C3H4, C2H2 và H2 cho vào bình kín dung tích 8,96 lít ở 00C, áp suất 1 atm, chứa ít bột Ni, nung nóng bình một thời gian thu được hỗn hợp khí Y. Biết tỉ khối của X so với Y là 0,75. Tính số mol H2 tham gia phản ứng?

Hướng dẫn giải

Ta có:  , mY = mX

    Theo bài:

    Vậy số mol H2 phản ứng  =  0,4 – 0,3 = 0,1 mol

icon-date
Xuất bản : 31/01/2022 - Cập nhật : 26/03/2022