logo

Thực hiện kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng - an ninh

Câu hỏi: Thực hiện kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng - an ninh, Đại hội XII của Đảng xác định: “Kết hợp chặt chẽ kinh tế, văn hoá, xã hội với Quốc phòng và An ninh và Quốc phòng và An ninh với kinh tế, văn hoá, xã hội trong từng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội chú trọng vùng sâu, vùng xa, biên giới, biển, đảo. Kết hợp chặt chẽ giữa Quốc phòng và An ninh và đối ngoại; tăng cường hợp tác quốc tế về Quốc phòng - An ninh”. Anh (chị) hiểu vấn đề này như thế nào? Trách nhiệm của sinh viên trong thực hiện quan điểm trên của Đảng?

Trả lời

- Từ sau Đại hội XII của Đảng các quan điểm nêu trên trở thành kim chỉ nam cho mọi hoạt động của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân. Kết hợp kinh tế với quốc phòng, quốc phòng với kinh tế, quốc phòng với an ninh và đối ngoại là một trong những nội dung quan trọng của sự nghiệp củng cố quốc phòng, an ninh bảo vệ Tổ Quốc, thực chất là thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng của nước ta. Kết hợp kinh tế với quốc phòng, quốc phòng với kinh tế, quốc phòng với an ninh và đối ngoại là đường lối, quan điểm xây dựng nền quốc phòng toàn dân thông qua các hoạt động kinh tế - xã hội, xây dựng đất nước lấy ổn định và phát triển trên mọi mặt đời sống xã hội làm nền tảng. Đây là một vấn đề trở thành truyền thống của dân tộc, phù hợp với đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội, đường lối quốc phòng toàn dân, chiến tranh nhân dân.

- Kết hợp trong xây dựng chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội với Quốc phòng và An ninh của vùng, cũng như trên địa bàn từng tỉnh, thành phố. 

- Hiện nay nước ta xác định có vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, Trung bộ, Nam bộ, vùng đồng bằng Sông Cửu Long. Các vùng kinh tế trọng điểm nói trên đều là nòng cốt cho phát triển kinh tế của từng vùng và cho cả nước. Về Quốc phòng - An ninh, mỗi vùng kinh tế trọng điểm thường nằm trong các khu vực phòng thủ và phòng thủ then chốt của đất nước, nơi có nhiều đối tượng, mục tiêu quan trọng phải bảo vệ; đồng thời cũng là nơi nằm trên các hướng có khả năng là hương tiến công chiến lược chủ yếu trong chiến tranh xâm lược của địch; hoặc đã và đang là địa bàn trọng điểm để địch thực hiện chiến lược “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ với nước ta. Vì vậy, phải thực hiện tốt phát triển kinh tế - xã hội gắn với củng cố tăng cường Quốc phòng - An ninh.

- Vùng núi biên giới của nước ta có chiều dài 4.550 km giáp với Trung Quốc, Lào, Campuchia. Đây là địa bàn sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc ít người, mật độ dân số thấp (khoảng 20-40 người/1km2), kinh tế chưa phát triển, trình độ dân trí thấp, đời sống dân cư còn nhiều khó khăn. Vùng núi biên giới có tầm quan trọng đặt biệt trong chiến lược phòng thủ và bảo vệ Tổ quốc.

Thực hiện kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng - an ninh

+ Đối với những nơi có địa thế quan trọng, vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, cần kết hợp mọi nguồn lực, mọi nguồn lực của cả Trung ương và các địa phương để cùng giải quyết.

+ Đặc biệt các địa bàn chiến lược trọng yếu dọc sát biên giới, cần có chính sách động viên và sử dụng lực lượng vũ trang, lực lượng quân đội làm nòng cốt xây dựng các khu kinh tế quốc phòng hoặc các khu quốc phòng - kinh tế, nhằm tạo thế và lực mới cho phát triển kinh tế - xã hội và tăng cường sức mạnh Quốc phòng - An ninh.

- Nước ta là quốc gia biển, có ba mặt trông ra biển: Đông, Nam và Tây Nam, với bờ biển dài hơn 3.260 km, từ Móng Cái đến Hà Tiên. Việt Nam có trên 3000 đảo, quần đảo lớn nhỏ, với diện tích hơn 1 triệu km2 (gấp hơn 3 lần diện tích đất liền).Vùng biển đảo nước ta có nhiều tiềm năng về hải sản và khoáng sản, là cửa mở lớn là mặt tiền quan trọng của đất nước để thông ra thái bình dương, mở cửa mạnh mẽ ra nước ngoài và hội nhập quốc tế.

+ Tập trung trước hết vào xây dựng, hoàn thiện chiến lược phát triển kinh tế biển và xây dựng thế trận Quốc phòng và An ninh bảo vệ biển, đảo trong tình hình mới, làm cơ sở cho việc thực hiện kết hợp kinh tế - xã hội với Quốc phòng và An ninh một cách cơ bản, toàn diện, lâu dài.

+ Xây dựng quy hoạch, kế hoạch từng bước đưa dân ra vùng ven biển và các tuyến đảo gần trước để có lực lượng xây dựng căn cứ hậu phương, bám trụ phát triển kinh tế và bảo vệ biển, đảo một cách vững chắc lâu dài

+ Nhà nước phải có cơ chế chính sách thỏa đáng động viên, khích lệ dân ra đảo bám trụ làm ăn lâu dài.

+ Phát triển các loại hình dịch vụ trên biển, đảo, tạo điều kiện cho dân bám trụ, sinh sống, làm ăn

+ Xây dựng cơ chế, chính sách tạo điều kiện mở rộng liên kết làm ăn kinh tế ở vùng biển, đảo thuộc chủ quyền nước ta với các nước phát triển

+ Chú trọng đầu tư phát triển chương trình đánh bắt xa bờ

+ Xây dựng phương án đối phó với các tình huống có thể xảy ra ở các vùng biển, đảo nước ta. Mạnh dạn đầu tư xây dựng lực lượng nòng cốt và thế trận phòng thủ trên biển, đảo

- Việc mở rộng quan hệ đối ngoại, phải hướng vào việc phát triển kinh tế trong nước, đồng thời phải giữ vững nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, không dùng vũ lực hoặc đe dọa vũ lực trong mở rộng quan hệ đối ngoại.

- Trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại: Kết hợp từ khâu lựa chọn đối tác; Kết hợp trong việc phân bổ đầu tư; Kết hợp trong xây dựng và quản lý các khu chế xuất, các đặc khu kinh tế; đồng thời phải chú trọng bồi dưỡng ý thức tự tôn dân tộc, tinh thần cảnh giác.

* Trách nhiệm của sinh viên trong thực hiện quan điểm trên của Đảng:

- Không ngừng học tập, nâng cao trình độ nhận thức về mọi mặt, hiểu biết sâu sắc về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc, truyền thống đấu tranh cách mạng của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN, từ đó xây dựng cũng cố lòng yêu nước, ý chí tự chủ, tự lập, tự cường.

- Thấy rõ ý nghĩa thiêng liêng, cao quý và bất khả xâm phạm về chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia của nước CHXHCNVN, xác định rõ vinh dự và trách nhiệm của công dân trong nhiệm vụ bảo vệ TQ, xây dựng bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.

- Tình nguyện tham gia xây dựng và phục vụ tại các khu kinh tế-quốc phòng, phát trển kinh tế, xã hội, thực hiện nghiêm chỉnh Luật Biên giới quốc gia của nước CHXHCNVN.

- Phát huy tinh thần sẵn sàng, thực hiện 5 ĐIỀU BÁC HỒ DẠY.

icon-date
Xuất bản : 02/06/2022 - Cập nhật : 29/06/2022