logo

Phân tích nét đặc sắc nghệ thuật đánh giặc của cha ông ta

Câu hỏi: Phân tích nét đặc sắc nghệ thuật đánh giặc của cha ông ta: “Chiến tranh nhân dân, thực hiện toàn dân đánh giặc”? Là sinh viên, anh (chị) cần làm gì để phát huy nghệ thuật đó trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay?

Trả lời

- Thực hiện toàn dân đánh giặc là một trong những nét độc đáo trong nghệ thuật quân sự của tổ tiên ta, được thể hiện cả trong khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng.

- Cơ sở hình thành nghệ thuật “chiến tranh nhân dân, thực hiện toàn dân đánh giặc”:

+ Các cuộc chiến tranh nhân dân ta tiến hành bảo vệ Tổ Quốc là cuộc chiến tranh chính nghĩa, “ Đem đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy trí nhân để thay cường bạo”, thể hiện khát vọng, ý chí của nhân dân, do đó nhân dân sẽ hang hái tham gia

+ Dân tộc ta có truyền thống yêu nước thương nòi, có tinh thần đoàn kết cộng đồng, chung lưng đấu cật trong lao động sản xuất và có tinh thần bất khuất chống quân xâm lược.

- Nét độc đáo đó xuất phát từ lòng yêu nước thương nòi của nhân dân ta, từ tính chất tự vệ, chính nghĩa của cuộc kháng chiến. Hễ kẻ thù đụng đến nước ta thì “vua tôi đồng lòng, anh em hòa thuận, cả nước chung sức, trăm họ là binh”, giữ vững quê hương, bảo vệ xã tắc.

- Từ thời thế của Hai Bà Trưng và nghĩa quân: “Một xin rửa sạch nước thù; Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng; Ba kẻ oan ức lòng chồng; Bốn xin vẻn vẹn sở công lệnh này” đến Hịch tướng sĩ, Bình Ngô đại cáo, nghệ thuật “lấy đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo”.

Phân tích nét đặc sắc nghệ thuật đánh giặc của cha ông ta

- Nghệ thuật quân sự VN đã liên tục phát triển dựa trên nền tảng của chiến tranh nhân dân, thực hiện tốt đổi yếu thành mạnh, kết hợp lực, thế, thời, mưu, để đạt mục đích là cùng dành lại và giữ vững chủ quyền đất nước.

- Nội dung cơ bản của thực hiện toàn dân đánh giặc là: “Mỗi người dân là một người lính. Mỗi thôn, xóm, bản, làng là một pháo đài diệt giặc. Cả nước là 1 chiến trường, tạo ra thế trận chiến tranh nhân dân liên hoàn vững chắc.

- Trong đánh giặc ông cha ta đã tận dụng địa hình, xây dựng thế trận làng, nước vững chắc, vận dụng sáng tạo cách đánh của nhiều lực lượng, nhiều thứ quân. Vận dụng rộng rãi, sáng tạo nhiều hình thức đánh giặc để đạt hiệu quả cao như: phòng ngự song Như Nguyệt, phục kích Chi Lăng, phản công Chương Dương, Hàm Tử, tiến công Ngọc Hồi, Đống Đa…

Kết luận: Toàn dân đánh giặc, cả nước đánh giặc là truyền thống, là nét độc đáo trong nghệ thuật đánh giặc của tổ tiên ta. Với truyền thống đó, dân tộc ta đã đánh thắng nhiều kẻ thù xâm lược, giữ gìn giang sơn gấm vóc.

*  Là sinh viên để phát huy nghệ thuật đó cần phải:

- Cần phát huy tinh thần tự lực, vượt qua khó khan để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

- Không ngừng bồi đắp long yêu quê hương, đất nước

- Phấn đấu tu dưỡng để trở thành những công dân tốt, sẵn sàng làm nhiệm vụ khi Tổ Quốc cần.

icon-date
Xuất bản : 02/06/2022 - Cập nhật : 29/06/2022