Câu hỏi: Trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, Đảng ta xác định: “Tiến hành chiến tranh toàn diện, kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh quân sự, chính trị, ngoại giao, kinh tế, văn hoá và tư tưởng, lấy đấu tranh quân sự là chủ yếu, lấy thắng lợi trên chiến trường là yếu tố quyết định để giành thắng lợi trong chiến tranh”, anh (chị) hiểu vấn đề này như thế nào? Trách nhiệm của sinh viên đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc hiện nay?
Trả lời
- Tiến hành chiến tranh toàn diện trên tất cả các mặt trận xuất phát từ âm mưu thủ đoạn của địch tiến hành trên tất cả các mặt trận. Bởi vậy chúng ta cũng phải thực hiện chiến tranh toàn diện trên tất cả các mặt trận. Chiến tranh là cuộc thử thách toàn diện đối với sức mạnh về vật chất, tinh thần của quốc gia, nhưng chiến tranh của ta là một cuộc chiến tranh chính nghĩa, tự vệ cách mạng. Để phát huy đến mức cao nhất sức mạnh của toàn dân, đánh bại của chiến tranh tổng lực của địch, chúng ta phải đánh địch trên tất cả các mặt trận: quân sự, chính trị, ngoại giao, kinh tế văn hóa tư tưởng, cả trong nước và ngoài nước….Mỗi mặt trận đều có vị trí quan trọng riêng của nó. Trong đó coi mặt trận quân sự và thắng lợi trên chiến trường là yếu tố quyết định nhất
- Tất cả các mặt trận có mối quan hệ chặt chẽ biện chứng với nhau, hỗ trợ, thúc đẩy nhau do đó tiến công thắng lợi trên mặt trận này sẽ hỗ trợ thắng lợi trên mặt trận khác. Trong các mặt trận đó thì đấu tranh quân sự là chủ yếu. Bởi chiến tranh là sự kế tục của chính trị, địch sử dụng lực lượng quân sự vũ trang và các biện pháp bạo lực. Do đó phải đấu tranh quân sự lấy bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng, và thắng lợi trên chiến trường chính là kết quả của đấu tranh quân sự và là yếu tố quyết định để dành thắng lợi chỉ bằng thông qua thắng lợi trên chiến trường thì mới có thể thắng lợi trên bàn đàm phán ngoại giao và các cuộc trận khác. Vì vậy bằng thực tiễn lịnh sử đã chứng minh không có sự thắng lợi nào dễ dàng nếu như không có thắng lợi trên chiến trường. Chỉ có thắng lợi đó thì bên chiến thắng mới có quyền và có thế để đàm phán, đòi hỏi giành lại quyền và lợi ích của mình.
- Truyền thống và kinh nghiệm trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta cũng như trong chiến tranh giải phóng dân tộc bảo vệ tổ quốc dưới sự lãnh đạo tổ quốc đã chứng tỏ: dân ta tiến hành cuộc chiến tranh, trong đó chủ yếu đánh thắng địch trên mặt trận quân sự nhờ đó mà chúng ta đã giành được thắng lợi và giữ vững nền độc lập dân tộc cho đến nay.
- Tình hình thế giới ngày này có những diễn biến phức tạp và có những thay đổi sâu sắc, đất nước ta bên cạnh những mặt thuận lợi nhưng vẫn còn những khó khăn thách thức lớn đòi hỏi toàn Đảng toàn dân cần quyết tâm phấn đấu làm thất bại mọi âm mưu và mục tiêu chiến lược của địch, giành thắng lợi toàn diện cho chiến tranh.
* Trách nhiệm của sinh viên đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc hiện nay:
- Phát huy tinh thần tự giác học tập, rèn luyện bản than của thanh niên để góp phần nâng cao trình độ mọi mặt đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, không để các thế lực thù địch, phần tử xấu lôi kéo, dụ dỗ vào các hoạt động gây rối, biểu tình gây mất an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
- Tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, trung thành, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và Chủ nghĩa xã hội. Nêu cao tinh thần yêu nước, sẵn sàng hy sinh vì độc lập dân tộc.
- Tự hào và phát huy truyền thống của dân tộc.
- “Đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho chúng ta mà hãy hỏi ta đã làm gì cho Tổ Quốc hôm nay”, là 1 công dân đặc biệt là thế hệ trẻ, trách nhiệm đối với tổ quốc là 1 điều mà mỗi cá nhân đều phải ghi nhớ và thực hiện, chính đó sẽ là tác động to lớn góp phần thúc đẩy sự phát triển của đất nước.