logo

Thực hiện Hiệp ước 1862, triều đình Huế ra lệnh giải tán nghĩa binh chống Pháp ở các tỉnh Gia Định, Định Tường, Biên Hòa

Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu hỏi

Thực hiện Hiệp ước 1862, triều đình Huế ra lệnh giải tán nghĩa binh chống Pháp ở các tỉnh Gia Định, Định Tường, Biên Hòa. Mặc dù vậy, phong trào chống Pháp của nhân dân ba tỉnh miền Đông vẫn tiếp diễn. Các sĩ phu yêu nước vẫn bám đất, bám dân, cổ vũ nghĩa binh đánh Pháp và chống phong kiến đầu hàng. 

Triều đình hạ lệnh cho Trương Định phải bãi binh, mặt khác điều ông đi nhận chức Lãnh binh ở An Giang, rồi Phú Yên. Nhưng được sự ủng hộ của nhân dân, ông đã chống lệnh triều đình, quyết tâm ở lại kháng chiến. Phất cao lá cờ “Bình Tây Đại nguyên soái”, hoạt động của nghĩa quân đã củng cố niềm tin của dân chúng, khiến bọn cướp nước và bán nước phải run sợ.

Nghĩa quân tranh thủ thời gian ra sức xây dựng công sự, rèn đúc vũ khí, liên kết lực lượng, đẩy mạnh đánh địch ở nhiều nơi. 

Biết được căn cứ trung tâm của phong trào là Tân Hòa, ngày 28/2/1863 giặc Pháp mở cuộc tấn công quy mô vào căn cứ này. Nghĩa quân anh dũng chiến đấu suốt 3 ngày đêm, sau đó rút lui để bảo toàn lực lượng, xây dựng căn cứ mới ở Tân Phước. Ngày 20/8/1864, nhờ có tay sai dẫn đường, thực dân Pháp đã tìm ra nơi ở của Trương Định. Chúng mở cuộc tập kích bất ngờ vào căn cứ Tân Phước. Nghĩa quân chống trả quyết liệt. Trương Định trúng đạn và bị thương nặng. Ông đã rút gươm tự sát để bảo toàn khí tiết. Năm đó ông 44 tuổi. 

(Lịch sử 11, NXB Giáo Dục, Hà Nội)


1. Căn cứ cuối cùng của nghĩa quân Trương Định đóng ở đâu?

A. Tân Hòa. 

B. Tân Phước. 

C. Tân Tây. 

D. Gò Công.

Trả lời: Chọn đáp án B.

Dựa vào đoạn “xây dựng căn cứ mới ở Tân Phước. Ngày 20/8/1864, nhờ có tay sai dẫn đường, thực dân Pháp đã tìm ra nơi ở của Trương Định. Chúng mở cuộc tập kích bất ngờ vào căn cứ Tân Phước. Nghĩa quân chống trả quyết liệt. Trương Định trúng đạn và bị thương nặng. Ông đã rút gươm tự sát để bảo toàn khí tiết.
Năm đó ông 44 tuổi.”

Như vậy đoạn tư liệu trên cho ta biết: căn cứ cuối cùng của nghĩa quân là ở Tân Phước, vì đây là nơi Pháp tập kích bất ngờ nghĩa quân Trương Định và Trương Định phải tuốt gương tự sát để bảo toàn khí tiết.


2. Lý do chủ yếu nào làm cho nghĩa quân Trương Định bị thất bại?

A. Vì có người chỉ điểm. 

B. Vì triều đình ra lệnh bãi binh.

C. Vì quân Pháp quá mạnh. 

D. Vì nghĩa quân bị Pháp tập kích bất ngờ.

Trả lời: Chọn đáp án A

Dựa vào đoạn: “Ngày 20/8/1864, nhờ có tay sai dẫn đường, thực dân Pháp đã tìm ra nơi ở của Trương Định. Chúng mở cuộc tập kích bất ngờ vào căn cứ Tân Phước.”

Lý do chủ yếu làm cho nghĩa quân Trương Định bị thất bại là do thực dân Pháp đã tìm ra nơi ở của Trương Định và chúng mở cuộc tập kích bất ngờ vào căn cứ Tân Phước. Nghĩa quân dù chống trả rất quyết liệt nhưng cuối cùng vẫn thất bại.


3. Tại sao triều đình Huế ra lệnh bãi binh ở các tỉnh Gia Định, Định Tường và Biên Hòa?

A. Vì triều đình ủng hộ quân Pháp.

B. Vì phải thực hiện cam kết với Pháp.

C. Vì triều đình lo sợ quân Pháp mở rộng xâm lược.

D. Vì nhân dân và Trương Định nổi dậy chống Pháp.

Trả lời: Chọn đáp án B.

Dựa vào đoạn văn bản: “Thực hiện Hiệp ước 1862, triều đình Huế ra lệnh giải tán nghĩa binh chống Pháp ở các tỉnh Gia Định, Định Tường, Biên Hòa.”

icon-date
Xuất bản : 11/02/2023 - Cập nhật : 11/02/2023