logo

Theo phân tích của tác giả, “tiếng thu” và “tiếng thơ” tương ứng với những bình diện nào trong bài thơ của Lưu Trọng Lư?

Câu hỏi: Theo phân tích của tác giả, “tiếng thu” và “tiếng thơ” tương ứng với những bình diện nào trong bài thơ của Lưu Trọng Lư?

Lời giải

- Về tiếng thu: Tiếng thu không phải là một âm thanh riêng rẽ nào, cũng không phải là một tập hợp giản đơn nôm na của nỗi thổn thức trong đất trời, nỗi rạo rực trong lòng người và tiếng xạc xào của lá rừng. Tiếng thu là môt điệu huyền. Bản hòa âm mùa thu đã tìm thấy cho mình một bản hòa âm ngôn từ để cất lên tiếng thu.

- Về tiếng thơ: âm hưởng đặc trưng nhất vang lên từ đấy hồn Thơ mới chính là tiếng xôn xao. Đó là cả một bản hòa âm vừa mơ hồ vừa hiển hiện của bao nỗi xôn xao ngấm ngầm trong lòng tạo vật đang hòa điệu với nỗi xôn xao huyền diệu của hồn thi nhân.

Kiến thức tham khảo: 

1. Tác giả Lưu Trọng Lư

Lưu Trọng Lư là người làng Cao Lao Hạ, xã Hạ Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Ông sinh trưởng trong một gia đình quan lại xuất thân nho học. Thuở nhỏ, ông học trường tỉnh, rồi học ở Huế (đến năm thứ 3 tại Quốc học Huế) và Hà Nội. Sau đó, ông bỏ học đi dạy tư, làm văn và làm báo để kiếm sống.

Năm 1932, ông là một trong những nhà thơ khởi xướng và tích cực cổ vũ cho phong trào Thơ mới.

Năm 1933-1934, ông chủ trương mở Ngân Sơn tùng thư ở Huế.

Năm 1941, ông và thơ ông được Hoài Thanh và Hoài Chân giới thiệu trong quyển Thi nhân Việt Nam.

Sau Cách mạng Tháng Tám (1945), ông tham gia Văn hóa cứu quốc ở Huế. Những năm kháng chiến chống Pháp, ông tham gia hoạt động tuyên truyền, văn nghệ ở Bình Trị Thiên và Liên khu IV.

Sau 1954, ông công tác ở Bộ Văn hóa và làm Tổng Thư ký Hội nghệ sĩ sân khấu Việt Nam. Năm 1957, ông là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.

Năm 1991, Lưu Trọng Lư mất tại Hà Nội. Ông đã được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 2000.

2. Tác phẩm: “Bản hòa âm ngôn từ trong Tiếng thu của Lưu Trọng Lư”

- Hoàn cảnh sáng tác:

Tác phẩm được in trong tập Thơ - điệu hồn và cấu trúc của Chu Văn Sơn

- Giá trị nội dung:

+ Văn bản thể hiện sự ngợi ca, trân trọng và ngưỡng mộ của tác giả Chu Văn Sơn với nhà thơ Lưu Trọng Lư, cho thấy sự yêu quý và tình cảm của ông đối với những người có tài, vận dụng được sức mạnh của ngôn từ trong sáng tác. 

+ Văn bản thể hiện được những giá trị tiêu biểu và xuất sắc trong việc sử dụng ngôn từ của Lưu Trọng Lư thể hiện trong tác phẩm Tiếng thu ở nhiều phương diện như bố cục, âm điệu, âm hưởng, tiết tấu, vần nhịp,...

+ Bên cạnh giá trị của bài thơ, tác giả cũng chỉ ra được tài năng của Lưu Trọng Lư trong sáng tác thơ ca, sử dụng và vận dụng ngôn từ để cho thấy được cái hồn, cái đẹp của ngôn từ

- Giá trị nghệ thuật: 

+ Văn bản trình bày các luận điểm rõ ràng, chi tiết, thuyết phục, có tính liên kết

+ Các luận điểm bổ sung và hỗ trợ cho nhau, có luận cứ và dẫn chứng đi kèm, tạo nên một hệ thống luận điểm logic, có sức thuyết phục cao

+ Giọng văn rành mạch, lưu loát, phù hợp với bài văn nghị luận nhưng vẫn ẩn chứa cảm xúc, truyền cảm hứng và có tác động mạnh mẽ tới người đọc.

icon-date
Xuất bản : 01/07/2022 - Cập nhật : 27/11/2022