Câu hỏi:
Tình huống 1:
Do xem nhiều phim ảnh bạo lực nên H thay đổi tính tình, hay nổi nóng, dễ gây gổ với bạn bè xung quanh. Một lần ở trường H đã cãi nhau và định đánh bạn. Mọi người khuyên can nên H mới dừng lại. Sau sự việc này, H đã bị nhà trưởng cảnh cáo và phải xin lỗi bạn.
Tình huống 2:
Vì thích thể hiện mình là người mạnh mẽ nên V đã lôi kéo các bạn thành lập một nhóm chuyên đi dọa dẫm, bắt nạt các bạn khác. Điều đó làm cho các bạn trong lớp lo lắng, bất an khi nhìn thấy nhóm của V.
a) Theo em, những hành vi nào của các nhân vật trong từng tình huống trên là hành vi có tính chất bạo lực học đường?
b) Nguyên nhân và hậu quả của những hành vi đó là gì?
Lời giải:
a)
- Tình huống 1: Do mâu thuẫn H cãi nhau và định đánh bạn.
- Tình huống 2: V lôi kéo các bạn thành lập một nhóm chuyên đi dọa dẫm, bắt nạt các bạn khác.
b)
- Nguyên nhân:
+ Tình huống 1: Do xem nhiều phim ảnh bạo lực nên H thay đổi tính tình, hay nổi nóng, dễ gây gổ với bạn bè xung quanh.
+ Tình huống 2: Vì thích thể hiện mình là người mạnh mẽ nên V đã lôi kéo các bạn thành lập một nhóm chuyên đi dọa dẫm, bắt nạt các bạn khác.
- Hậu quả:
+ Tình huống 1: H đã bị nhà trưởng cảnh cáo và phải xin lỗi bạn.
+ Tình huống 2: các bạn trong lớp lo lắng, bất an khi nhìn thấy nhóm của V.
* Mở rộng kiến thức về nguyên nhân và biện pháp khắc phục bạo lực học đường
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực học đường
- Từ chính bản thân học sinh
Đầu tiên, nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực ở môi trường học tập đó là do sự thay đổi tâm sinh lý của của học sinh giai đoạn từ khoảng 12 đến 17 tuổi. Đây là một giai đoạn phát triển quan trọng về tâm lý cũng như sinh lý của một con người. Vì vậy, đây cũng là một độ tuổi vô cùng nhạy cảm.
Có thể khẳng định đây là giai đoạn hình thành nhân cách con người. Vì thế mà nó được xem là một giai đoạn khá nhạy cảm, tâm lý không được ổn định và có xu hướng với một cái tôi vị kỷ.
Giai đoạn này chỉ một một tác động tiêu cực nào đó từ bên ngoài cũng khiến cho các em có xu hướng học theo. Cũng vì thế mà tâm lý cũng dễ mang hơi hướng bạo lực hơn. Vì vậy, cần phải hết sức tập trung để có thể giáo dục tâm sinh lý cho trẻ trong giai đoạn này.
- Từ phía nhà trường
Tiếp theo, nguyên nhân gây bạo lực ở trường có thể kể đến cũng một phần là do chế độ giáo dục ở nhà trường. Nhìn chung, việc giáo dục trong nhà trường con mang đậm tính hàn lâm, nặng về những phần kiến thức văn hóa, ít có tính ứng dụng và cũng như quên đi việc giáo dục nhân cách cho học sinh.
Mặt khác, việc nhà trường đang có xu hướng đi sai lệch so với giá trị ban đầu bởi vì chạy theo những vật chất cũng như sự thực dụng trong cuộc sống. Như vậy, đây cũng là một dấu hiệu đáng báo động góp phần gia tăng bạo lực học đường ở trường học
- Từ phía gia đình
Ngoài bản thân học sinh và nhà trường thì một phần nguyên nhân cũng là do gia đình. Với độ tuổi đang thay đổi tâm sinh lý nên nếu gia đình bạn có vấn đề như bị quát tháo hay bạo hành gia đình cũng sẽ ảnh hưởng một cách sâu sắc đến tâm lý người con, dẫn đến tình trạng đáng buồn trên.
Hiện nay, vấn đề gia đình cũng đang vô cùng nhức nhối ảnh hưởng đến tình trạng bạo lực ở trường rất nhiều. Sở dĩ như vậy là do phụ huynh ít quan tâm đến con cái, vì áp lực cuộc sống hay trút giận lên chính đứa con của mình. Hay thậm chí là bị vấn nạn bạo hành gia đình.
Và chính những hành động tưởng chừng như nhỏ nhoi ấy đã vô tình gieo những nhận thức tiêu cực vào tâm lý và tính cách của con cái mình, từ đó mà ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển nhân cách của con. Tình trạng này cũng đã có dấu hiệu gia tăng nhanh chóng cùng với bạo lực học đường.
- Nguyên nhân bạo lực học đường từ phía xã hội
Một nguyên nhân đặc biệt gây nên tình trạng bạo lực ở trường đó là từ phía xã hội. Vậy vấn đề xã hội ở đây là như thế nào? Đó là ảnh hưởng bởi môi trường văn hóa bạo lực như trong các bộ phim ảnh, sách báo và các trò chơi, game mang xu hướng bạo lực…
Những hình ảnh ấy ngày càng tràn lan trên mạng và không được kiểm duyệt đàng hoàng dẫn đến những đối tượng ở độ tuổi vị thành niên này bị tò mò và tiếp xúc với những loại hình ấy. Từ đó mà sinh ra tâm lý bạo hành học đường ở ngoài đời.
Làm gì khi bị bạo lực học đường?
- Khi bị bạn học trêu chọc
Khi bị bạn bè gây hấn, trêu chọc không nên tỏ ra khó chịu, ức chế. Nếu cảm thấy khó chịu, muốn chấm dứt tình trạng này hãy lãng tránh chỗ khác. Càng gay gắt sẽ làm cho các đối tượng trêu chọc này thích thú hơn và có lý do để tác động đến mình.
Nếu hiện tượng vẫn tiếp diễn kéo dài, cần báo phụ huynh hoặc nhà trường để xử lý can thiệp. Tránh việc tự xử lý bằng cách nhờ người ngoài xã hội vì sẽ làm vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn nữa.
Trêu chọc khiến người khác không vui, né tránh, sợ hãi, ức chế cũng là hành vi bạo lực học đường đáng lên án.
- Khi bị đe dọa vũ lực
Đe doạ vũ lực cũng là một trong những hành vi bạo lực học đường phổ biến. Thông thường, hành vi này sẽ ép buộc bạn học khác làm theo ý muốn cá nhân của mình ví dụ như bắt đưa tiền, đe doạ làm trộm cắp, bắt làm bài tập về nhà, bắt chở đi học,…
Khi bị đen doạ, nên làm theo và không tỏ thái độ. Và thoát ra khỏi bạo lực này bằng cách báo ngay với nhà trường, cha mẹ để có biện pháp ngăn chặn kịp thời.
Nếu vẫn tiếp tục xảy ra tình trạng này và nghiêm trọng hơn là bị cảnh cáo bởi những người ngoài xã hội. Hãy nhờ phụ huynh đưa đón và tạm tránh mặt các đối tượng. Nếu bị ép buộc quá đáng mà cả nhà trường và phụ huynh không giải quyết được hãy báo công an làm việc.
- Khi bị đánh đập
Đây là hành vi cần đặc biệt lưu tâm. Hành vi này thường xảy ra tình trạng đánh nhau solo hoặc hội đồng ở cả các bạn nam và các bạn nữ. Các đối tượng thực hiện hành vi này thường sử dụng tay, chân đánh đập hoặc thâm chí sử dụng hung khí như bàn ghế,.. gây thương tích nặng nề cho nạn nhân.
Nếu cảm thấy bị đe doạ, cần bình tĩnh là lùi sát về vách tường hoặc gốc cây và hướng ra cửa tránh bị đánh cả 4 phía. Nếu bị đa doạ bằng vũ khí cần tỏ ra sợ hãi và năn nỉ rồi bỏ chạy.
Nếu xét rằng không có khả năng chạy thoát bởi hội đồng hãy nằm cuộn tròn người và dùng tay che chắn đầu, bụng tránh bị đánh vào các vùng nguy hiểm. Và la hét thật lớn thu hút sự chú ý của những người xung quanh.
Sau khi kết thúc sự việc cần báo với phụ huynh và mời lực lượng chức năng để xử lý ngay, Tuyệt đối không nhờ người trả thù vì chỉ để lại hậu quả nghiêm trọng và kéo dài hơn.