Câu trả lời chính xác nhất: Câu thơ “Thị thơm thì giấu người thơm” nằm trong bài thơ Truyện cổ nước mình. Câu thơ này xuất phát từ câu chuyện Tấm Cám, cô tấm chui ra từ trong quả thị thơm lừng. Vì vậy cụm từ “người thơm” trong câu thơ “Thị thơm thì giấu người thơm” có ý nghĩa chỉ những người con gái hiền lành, nết na, nhân hậu và lương thiện.
Cùng Toploigiai tìm hiểu bài Truyện cổ nước mình để thấy được bài thơ có nhắc đến những câu chuyện, những nhân vật trong chuyện nào nhé!
Tôi yêu truyện cổ nước tôi
Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa
Thương người rồi mới thương ta
Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm
Ở hiền thì lại gặp hiền
Người ngay thì gặp người tiên độ trì
Mang theo truyện cổ tôi đi
Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa
Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa
Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi
Đời cha ông với đời tôi
Như con sông với chân trời đã xa
Chỉ còn truyện cổ thiết tha
Cho tôi nhận mặt ông cha của mình
Rất công bằng, rất thông minh
Vừa độ lượng lại đa tình, đa mang.
Thị thơm thì giấu người thơm
Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà
Đẽo cày theo ý người ta
Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì
Tôi nghe truyện cổ thầm thì
Lời cha ông dạy cũng vì đời sau.
Đậm đà cái tích trầu cau
Miếng trầu đỏ thắm nặng sâu tình người.
Sẽ đi qua cuộc đời tôi
Bấy nhiêu thời nữa chuyển dời xa xôi.
Nhưng bao truyện cổ trên đời
Vẫn luôn mới mẻ rạng ngời lương tâm.
(Theo Lâm Thị Mỹ Dạ)
Câu hỏi: Theo em, cụm từ “người thơm” trong câu “thị thơm thì giấu người thơm” có ý nghĩa gì?
Trả lời:
Câu thơ “Thị thơm thì giấu người thơm” nằm trong bài thơ Truyện cổ nước mình. Câu thơ này xuất phát từ câu chuyện Tấm Cám, cô tấm chui ra từ trong quả thị thơm lừng. Vì vậy cụm từ “người thơm” trong câu thơ “Thị thơm thì giấu người thơm” có ý nghĩa chỉ những người con gái hiền lành, nết na, nhân hậu và lương thiện.
Số phận của Tấm cũng giống như Lọ Lem, phải sống chung với mẹ con dì ghẻ độc ác, chịu khổ trăm đường. Tấm được trời ban cho dáng vẻ mảnh mai, thướt tha duyên dáng, lại thêm khuôn mặt xinh đẹp với làn da trắng, vẻ đẹp ấy hiền hậu mà có chút buồn khổ vì phải chịu những bất hạnh, cay đắng. Y phục thường ngày của Tấm chỉ là một bộ quần áo tứ thân màu nâu đã sờn vải, bạc màu và chiếc khăn mỏ quạ màu đen đội trên đầu, nét giản dị mộc mạc ấy của Tâm còn đẹp hơn bội phần so với cô em Cám luôn mặc trên người gấm lụa xanh đỏ. Tấm chẳng có thời gian đâu mà chải chuốt, làm đỏm làm đẹp bởi cô luôn phải làm việc luôn chân luôn tay, từ sáng đến tối Tấm phải làm biết bao nhiêu việc mà hai mẹ con dì ghẻ sai khiến, bày vẽ ra. Tấm làm việc rất chăm chỉ, cô còn làm giúp cả cho Cám vì Cám luôn lười biếng đùn đẩy, thế mới thấy Tấm chẳng bao giờ hơn thua hay ganh ghét ai dù cho có bị người đó đối xử tệ bạc, bất công. Cô Tấm còn có một tấm lòng vị tha cao đẹp, dù cho hai mẹ con nhà Cám đã nhiều lần hãm hại cô chết nhưng khi được quyền trừng phạt họ Tấm vẫn rộng lòng tha thứ cho họ.
Cô Tấm xinh đẹp, dịu hiền lại chịu thương chịu khó.Cô Tấm đẹp người đẹp nết ấy là biểu tượng của nhân dân Việt Nam. Qua truyện cổ tích Tấm Cám ta càng hiểu hơn câu nói trong bài thơ Truyện cổ chúng mình: “Ở hiền thì lại gặp hiền - Người ngay thì được Phật, Tiên độ trì”.