logo

Thềm lục địa là gì?

Câu hỏi: Thềm lụᴄ địa là gì?

Trả Lời:

    Thềm lụᴄ địa là ᴠùng đáу biển ᴠà lòng đất dưới đáу biển nằm bên ngoài lãnh hải ᴄủa quốᴄ gia ᴠen biển, trên phần kéo dài tự nhiên ᴄủa lãnh thổ đất liền ᴄủa quốᴄ gia ᴄho đến bờ ngoài ᴄủa rìa lụᴄ địa hoặᴄ đến ᴄáᴄh đường ᴄơ ѕở dùng để tính ᴄhiều rộng lãnh hải 200 hải lí, khi bờ ngoài ᴄủa rìa lụᴄ địa ᴄủa quốᴄ gia ở khoảng ᴄáᴄh gần hơn.

    Trong trường hợp bờ ngoài ᴄủa rìa lụᴄ địa kéo dài tự nhiên ᴠượt quá 200 hải lí tính từ đường ᴄơ ѕở, ᴄhiều rộng thềm lụᴄ địa tối đa ᴄủa quốᴄ gia ᴠen biển đó đượᴄ хáᴄ định theo 02 ᴄáᴄh:

+ Hải lý thứ 350 tính từ đường ᴄơ ѕở;

+ Hải lý thứ 100 kể từ đường đẳng ѕâu 2500 m ᴠới điều kiện tuân thủ ᴄáᴄ quу định ᴄụ thể ᴠề ᴠiệᴄ хáᴄ định ranh giới ngoài ᴄủa thềm lụᴄ địa trong Công ướᴄ luật biển 1982.

    Khi tìm hiểu ᴄáᴄ quу định liên quan đến Thềm lụᴄ địa là gì thì ᴄhúng ta nhận thấу ᴠiệᴄ хáᴄ định giới hạn thềm lụᴄ địa rất quan trọng, bởi lẽ, khi nguồn tài nguуên trên đất liền dần khánh kiệt, đồng thời ᴠiệᴄ хáᴄ định mốᴄ giới giữa ᴄáᴄ quốᴄ gia rất rõ ràng, thì ranh giới trên biển lại rất mong manh, khó хáᴄ định.

    Mặᴄ kháᴄ, tài nguуên trên biển ᴄũng rất dồi dào ᴠà ᴄhưa đượᴄ khai tháᴄ nhiều. Do đó, ᴠiệᴄ хáᴄ định ranh giới không ᴄhỉ ᴄó ảnh hưởng tới an ninh, ѕự toàn ᴠẹn lãnh thổ, nền kinh tế ᴄủa một quốᴄ gia mà ᴄòn là ᴄả khu ᴠựᴄ.


1. Khái niệm thềm lục địa địa chất và thềm lục địa pháp lý

[CHUẨN NHẤT] Thềm lục địa là gì

    Thềm lục địa địa chất là một bộ phận của rìa lục địa. Rìa lục địa chiếm 22% bề mặt đại dương, là phần kéo dài ngập dưới nước của lục địa của quốc gia ven biển, cấu thành bởi ba thành phần:

- Thềm lục địa (continental shelf) là phần nền lục địa ngập dưới nước với độ dốc thoai thoải (độ dốc trung bình 0,07-1°) thường kéo dài đến độ sâu 200 m.

- Dốc lục địa (continental slope) là phần nằm giữa thềm lục địa và bờ lục địa, phân biệt với thềm lục địa bằng một sự thay đổi độ dốc đột ngột, trung bình khoảng 4-5°, đôi khi tới 45°.

- Bờ lục địa (continental rise): Vùng tiếp theo dốc lục địa khi độ dốc thoải trở lại, thường rất nhỏ 0,5° mở rộng từ chân dốc lục địa cho đến khi gặp đáy đại dương.

    Theo Công ước Giơnevơ năm 1958 về thềm lục địa, thềm lục địa pháp lý được hiểu là đáy và lòng đất dưới đáy của các khu vực ngầm dưới biển tiếp giáp với bờ biển nhưng nằm ngoài lãnh hải và ra đến độ sâu 200 mét nước hoặc vượt ra ngoài giới hạn đó ra đến độ sâu cho phép khai thác được tài nguyên thiên nhiên của các khu vực ngầm dưới biển đó. Công thức này không thực tiễn, bất hợp lý và không công bằng.

    Công ước luật biển 1982 đã đưa ra định nghĩa mới công bằng hơn, theo đó, thềm lục địa của một quốc gia ven biển bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải của quốc gia ven biển, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền của quốc gia đó cho đến bờ ngoài của rìa lục địa hoặc đến cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải 200 hải lý, khi bờ ngoài của rìa lục địa của quốc gia này ở khoảng cách gần hơn.

    Trong trường hợp khi bờ ngoài của ứa lục địa của một quốc gia ven biển kéo dài tự nhiên vượt quá khoảng cách 200 hải lý tính từ đường cơ sở, quốc gia ven biển có thể xác định ranh giới ngoài của thềm lục địa của mình:

- Hoặc theo bề dày trầm tích: Đường vạch nối các điểm cố định tận cùng nào mà bề dày lớp đá trầm tích ít nhất cũng bằng một phần trăm khoảng cách từ điểm được xét cho tới chân dốc lục địa.

- Hoặc theo khoảng cách: Đường vạch nối các điểm cố định ở cách chân dốc lục địa nhiều nhất là 60 hải lý.

    Tuy nhiên, ranh giới này không được vượt quá 350 hải lý tính từ đường cơ sở hoặc cách đường đẳng, sâu 2500 m một khoảng cách không vượt quá 100 hải lý, với điều kiện tuân thủ các quy định cụ thể về việc xác định ranh giới ngoài của thềm lục địa trong Công ước luật biển 1982 và phù hợp với các kiến nghị của Uỷ ban ranh giới thềm lục địa được thành lập trên cơ sở Phụ lục II của Công ước.

    Quyền lợi của các quốc gia ven biển có thềm lục địa rộng còn bị hạn chế bởi hai quy định khác. Thứ nhất, quốc gia ven biển có thềm lục địa mở rộng quá 200 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải phải xác định rõ tọa độ, thông báo các thông tin về các ranh giới ngoài của thềm lục địa cho Uỷ ban ranh giới thềm lục địa. Quốc gia ven biển thực hiện điều này khi có điều kiện và trong bất cứ hoàn cảnh nào trong một thời hạn 10 năm kể từ khi Công ước có hiệu lực đối với quốc gia này. Hội nghị các nước thành viên công ước đã thoả thuận thời điểm cuối để thông báo về ranh giới nói trên là vào năm 2009. Thứ hai, quốc gia ven biển có thềm lục địa mở rộng quá 200 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải phải có nghĩa vụ đóng góp bằng tiền hay bằng hiện vật về việc khai thác các tài nguyên thiên nhiên không sinh vật của thềm lục địa nằm ngoài 200 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải.


2. Thềm lục địa Việt Nam như thế nào?

    Thềm lục địa của nước CHXHCN Việt Nam bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền của lục địa Việt Nam cho đến bờ ngoài của rìa lục địa; nơi nào rìa ngoài của bờ lục địa cách đường cơ sở không đến 200 hải lý thì thềm lục địa nơi ấy mở rộng ra đến 200 hải lý kể từ đường cơ sở.

    Nhà nước Việt Nam có chủ quyền hoàn toàn về mặt thăm dò khai thác, bảo vệ và quản lý tất cả tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa Việt Nam, bao gồm tài nguyên khoáng sản, tài nguyên không sinh vật và tài nguyên sinh vật thuộc loài định cư ở thềm lục địa Việt Nam. Các đảo, quần đảo xa bờ thuộc chủ quyền Việt Nam đều có lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế, thềm lục địa riêng.

    Thềm lục địa Việt Nam theo cấu tạo tự nhiên gồm bốn phần:

+ Thềm lục địa vịnh Bắc Bộ;

+ Thềm lục địa khu vực miền Trung;

+ Thềm lục địa khu vực phía Nam;

+ Thềm lục địa khu vực quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

    Tại khu vực miền Trung, thềm lục địa ra ngoài khoảng 50 km đã thụt sâu xuống hơn 1.000 m, như vậy ở đây thềm lục địa mở rộng ra tới 200 hải lý kể từ đường cơ sở.

icon-date
Xuất bản : 11/11/2021 - Cập nhật : 11/11/2021