logo

Càng về phía Nam thì

Câu hỏi: Càng về phía Nam thì:

A. Nhiệt độ trung bình năm càng tăng

B. Biên độ nhiệt càng tăng

C. Nhiệt độ trung bình tháng lạnh càng giảm

D. Nhiệt độ trung bình tháng nóng càng tăng

Lời giải:

Đáp án đúng: A. Nhiệt độ trung bình năm càng tăng

Giải thích:

Càng về phía Nam góc nhập xạ càng lớn, lượng nhiệt nhận được càng tăng => nhiệt độ trung bình năm càng tăng, biên độ nhiệt càng giảm.

Cùng Top lời giải đi tìm hiểu về đặc điểm khí hậu của miền Nam và cả nước ta nhé.

[CHUẨN NHẤT] Càng về phía Nam thì

1. Khí hậu miền Nam Việt Nam có đặc điểm gì?

Gồm phần lãnh thổ thuộc Tây Nguyên và Nam Bộ. Miền này có khí hậu nhiệt đới xavan với hai mùa: mùa khô và mùa mưa (từ tháng 4-5 đến tháng 10-11). Quanh năm, nhiệt độ của miền này cao, biên nhiệt độ nhỏ hơn đáng kể so với khu vực Bắc Bạch Mã. Nơi đây có một mùa khô kéo dài, đặc biệt sâu sắc. Khí hậu miền này ít biến động nhiều trong năm.

- Vùng duyên hải cực Nam Trung Bộ (Bình Thuận)

- Vùng cao nguyên Nam Trung Bộ (Tây Nguyên)

- Vùng đồng bằng Nam Bộ

Miền có khí hậu nóng quanh năm

Nhiệt độ TB năm 25oC – 27oC ở đồng bằng, trên 21oC ở vùng núi

Biên độ nhiệt năm dao động: 3 đến 7oC

Chế độ mưa không đồng nhất:

- Duyên hải Nam Trung Bộ: mùa khô kéo dài, mùa mưa đến muộn và tập trung thời gian ngắn.

- Nam Bộ và Tây Nguyên: mùa mưa kéo dài 6 tháng, chiếm 80% lượng mưa cả năm. Mùa khô thường bị thiếu nước nghiêm trọng.

Khu vực này có Trường Sơn Nam hùng vĩ và Đồng bằng Nam Bộ rộng lớn

– Trường sơn Nam là khu vực núi cao nguyên rộng lớn được hình thành trên nền cổ Kon Tum…

+ Nhiều đỉnh núi cao trên 2000m.

+ Các cao nguyên xếp tầng phủ badan. 

+ Cảnh quan nhiệt đới đa dạng, khí hậu mát mẻ, lạnh giá

– Đồng bằng Nam Bộ rộng lớn, chiếm hơn một nửa diện tích đất phù sa của cả nước.


2. Thời tiết, khí hậu từng khu vực ở miền Nam Việt Nam

Khí hậu miền Nam phân hóa đa dạng dựa theo từng khu vực. Phía đồng bằng Nam Bộ có địa hình bằng phẳng, khí hậu đồng nhất, chế độ mưa ẩm chủ yếu là do gió mùa Tây Nam mang lại. Ngược lại, phía Bắc do chịu tác động tương hỗ của hoàn lưu gió mùa và điều kiện địa hình, chế độ mưa ẩm hai bên sườn của các khối núi thuộc Nam Trường Sơn phân hóa rất phức tạp, có thời điểm còn đối lập nhau hoàn toàn.

Khu vực Nam Bộ và một số đảo ở phía Nam: Có thời kỳ đủ ẩm dài, thời kỳ khô ngắn Ở đảo ven bờ Phú Quốc, sự biến thiên của nhiệt độ trong khoảng 6 độ C. Nhiệt độ vào ban đêm thấp nhất khoảng 16 độ C, nhiệt độ tối trung bình tháng thấp nhất khoảng 21,9 độ C. Nhiệt độ cao trung bình tháng nóng nhất là 38,1 độ C.

Một số khu vực có mùa nóng kéo dài như: Tp Hồ Chí Minh - Biên Hòa, Cao Lãnh - Mộc Hóa, Vũng Tàu - Hàm Tân, Cần Thơ - Bạc Liêu - Mỹ Tho, các đảo Phú Quý, Côn Đảo.

Khí hậu Tây Nam Bộ

Nhiệt độ trung bình năm khoảng 28 độ C, hầu như quanh năm ổn định, thời tiết mưa thuận gió hòa. Mùa mưa ở Nam Bộ kéo dài 7 tháng, bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 11. Mùa khô sẽ bắt đầu vào tháng 12 và kết thúc vào tháng 4. Ở khu vực này có thêm mùa nước nổi diễn ra từ khoảng tháng 7 đến tháng 11 dương lịch, một số nơi mùa nước nổi sẽ bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 10.

Miền Tây Nam Bộ nổi bật với hệ thống kênh rạch chằng chịt, sông ngòi dày đặc nên được mệnh danh là Miền Tây Sông Nước. Nó có nguồn nước từ sông Cửu Long, cung cấp nguồn phù sa dồi dào phục vụ cho việc trồng trọt.

Thời tiết khu vực Đông Nam Bộ

Thuộc miền khí hậu phía Nam, khu vực Đông Nam Bộ đặc trưng của vùng khí hậu cận xích đạo với nền nhiệt cao quanh năm. Các tỉnh thành thuộc khu vực Đông Nam Bộ gồm thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu.

Thời tiết ở khu vực Đông Nam Bộ hầu như không có sự thay đổi trong năm. Sự phân hóa sâu sắc giữa 2 mùa mưa - khô. Khí hậu ở khu vực này tương đối điều hòa và ít xảy ra thiên tai. Tuy nhiên vào mùa khô thường ít có mưa nên ảnh hưởng tới sinh hoạt của người dân.

Ở khu vực Đông Nam Bộ có lượng mưa thấp nhất. Mưa lớn chỉ xảy ra ở một số khu vực trong vùng, ở những vùng gò cao thường xảy ra hiện tượng xói mòn.

Khu vực Đồng Bằng sông Cửu Long

Khí hậu nơi đây thể hiện rõ tính chất của khí hậu cận xích đạo. Tổng số giờ nắng trung bình một năm là 2.200 - 2.700 giờ. Nhiệt độ cao, trung bình năm ổn định dao động từ 25 - 27 độ C.

Lượng mưa hàng năm ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long lớn từ 1300 - 2000mm, mưa nhiều xuất hiện ở các tháng thuộc mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 11). Khí hậu miền Nam ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long rất thuận lợi trong việc nuôi trồng các cây nhiệt đới cho năng suất khá cao, có thể xen canh, gối vụ.


3. Tìm hiểu đặc điểm khí hậu Việt Nam

Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và có sự phân hóa đa dạng.

Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa được thể hiện ở những khía cạnh như sau:

– Tính chất nhiệt đới

+ Tổng bức xạ hàng năm lớn, điển hình là cán cân bức xạ luôn đạt dương

+ Nhiệt độ trung bình năm trên toàn quốc đều lớn hơn 20 độ C (không tính vùng núi cao), vượt tiêu chuẩn của khí hậu nhiệt đới.

+ Xuất hiện nhiều nắng, tổng số giờ nắng khác nhau tùy nơi, dao động trong khoảng 1400 – 3000 giờ mỗi năm.

– Tính chất ẩm

+ Lượng mưa lớn trong năm, phân đều các khu vực, dao động từ 1500 đến 2000mm

+ Độ ẩm không khí rất cao, trên 80% và cân bằng ẩm luôn dương.

– Tính chất gió mùa

Gió mùa có gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ

+ Gió mùa mùa đông bao gồm Gió mùa đông bắc và gió tín phong bán cầu Bắc.

Gió mùa đông bắc có từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau ở miền Bắc. Khu vực chịu tác động trực tiếp của khối khí lạnh phương Bắc di chuyển theo hướng Đông Bắc vào lãnh thổ nước ta.Kiểu thời tiết đặc trưng nhất là đầu mùa đông thường lạnh khô còn cuối mùa đông sẽ xuất hiện lạnh ẩm.Gió mùa Đông Bắc sẽ chỉ hoạt động từng đợt nhất định và khi di chuyển xuống phía Nam sẽ bị dãy Bạch Mã chặn lại.

Gió Tín phong bán cầu Bắc được xác định từ Đà Nẵng ở vĩ tuyến 160B trở vào Nam. Gió Tín phong bán cầu Bắc sẽ thổi theo hướng Đông Bắc chiếm ưu thế gây mưa cho vùng ven biển Trung Bộ. Đây chính là nguyên nhân tạo nên mùa khô ở Nam Bộ và Tây Nguyên.

+ Gió Mùa Mùa Hạ

Vào đầu mùa hạ: Khối khí nhiệt đới ẩm xuất phát từ Bắc Ấn Độ Dương sẽ di chuyển theo hướng Tây Nam vào nước ta gây ra mưa lớn cho các tỉnh đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên. Lúc này sẽ xuất hiện hiệu ứng phơn ở vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ và phần Nam của khu vực Tây Bắc.

Vào giữa và cuối mùa hè: Thời tiết sẽ xuất hiện gió Tây Nam gây ra mưa lớn và kéo dài ở khu vực Nam Bộ Tây Nguyên. VÌ hoạt động của gió mùa Tây Nam kết hợp với dải hội tụ nhiệt đới đã gây ra nguyên nhân mưa lớn vào mùa hạ cho cả 2 miền Bắc và Nam.

Những đặc điểm về khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đã tạo nên sự khác nhau rõ rệt giữa ba miền nước ta, cụ thể như sau:

+ Miền Bắc: Có mùa hè nóng và mưa nhiều, mùa đông lạnh khô và ít mưa. Bên cạnh đó, các tỉnh miền Bắc còn xuất hiện thêm cả mùa Xuân và mùa Thu.

+ Miền Nam: Thời tiết đặc trưng rõ rệt bởi hai mùa là mùa mưa và mùa khô

+ Miền Trung: Khí hậu cũng được chia thành hai mùa là mùa mưa và mùa khô, tuy nhiên mùa mưa sẽ có xu hướng lệch về mùa thu đông hơn.

– Khí hậu nước ta có sự phân hóa đa dạng: Sự phân hóa của khí hậu theo không gian, theo thời gian và theo địa hình và khu vực.

icon-date
Xuất bản : 08/11/2021 - Cập nhật : 08/11/2021