logo

Những thuận lợi và khó khăn của thiên nhiên Châu Á?

Câu hỏi: Những thuận lợi và khó khăn của thiên nhiên Châu Á là gì?

Trả lời: 

- Châu Á có nguồn tài nguyên thiên nhiên rất phong phú : Nhiều loại khoáng sản có trữ lượng rất lớn, đáng chú ý nhất là than, dầu mỏ, khí đốt, sắt, thiếc ...

a, Thuận lợi:

- Châu Á có nguồn tài nguyên thiên nhiên rất phong phú :

+ Nhiều loại khoáng sản có trữ lượng rất lớn, đáng chú ý nhất là than, dầu mỏ, khí đốt, sắt, thiếc ...

+ Các tài nguyên khác như đất, khí hậu, nguồn nước, thực vật, động vật và rừng rất đa dạng, các nguồn năng lượng (thuỷ năng, gió, năng lượng mặt trời, địa nhiệt...) rất dồi dào. Tính đa dạng của tài nguyên là cơ sở để tạo ra sự đa dạng các sản phẩm.

b, Khó khăn:

- Thiên nhiên châu Á cũng gây nhiều khó khăn cho con người:

   Các vùng núi cao hiểm trở, các hoang mạc khô cằn rộng lớn, các vùng khí hậu giá lạnh khắc nghiệt chiếm tỉ lệ lớn so với toàn bộ lãnh thổ đã gây trở ngại lớn cho việc giao lưu giữa các vùng, việc mở rộng diện tích trồng trọt và chăn nuôi của các dân tộc.

   Các thiên tai như động đất, hoạt động núi lửa, bão lụt... thường xảy ra ờ các vùng đảo và duyên hải Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á, gây thiệt hại lớn về người và của.

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm các nội dung của bài Sông ngòi cảnh quan châu Á nhé


1. Đặc điểm sông ngòi

-  Mạng lưới sông ngòi khá phát triển, có nhiều hệ thống sông lớn (I-ê-nit-xây, Hoàng Hà, Trường Giang, Mê Công ...), nhưng phân bố không đều.

- Sông ngòi châu Á có chế độ nước khá phức tạp, thể hiện:

+ Khu vực Bắc Á: mạng lưới sông dày đặc chảy theo hướng từ nam lên bắc, đóng băng vào mùa đông, mùa xuân có lũ do băng tan.

+ Khu vực Đông Nam Á, Nam Á, Đông Á: mạng lưới dày có nhiều sông lớn, lượng nước lớn vào mùa mưa.

+ Khu vực Tây Nam Á và Trung Á: ít sông, nguồn cung cấp nước do tuyết, băng tan.

* Sông ngòi Bắc Á có giá trị về giao thông, thủy điện, còn sông các khu vực khác có vai trò cung cấp nước cho sản xuất, đời sống, khai thác thuỷ điện, giao thông, du lịch, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản.


2. Các đới cảnh quan tự nhiên châu Á

Những thuận lợi và khó khăn của thiên nhiên Châu Á?

Dựa vào hình 2.1 và 3.1, em hãy cho biết:

- Tên các đới cảnh quan của châu Á theo thứ tự từ bắc xuống nam dọc theo kinh tuyến 80°Đ.

- Tên các cảnh quan phân bố ở khu vực khí hậu gió mùa và các cảnh quan ở khu vực khí hậu lục địa khô hạn. 

Cảnh quan tự nhiên ở châu Á phân hóa rất đa dạng: 

- Rừng lá kim (hay rừng tai-ga) ở châu Á có diện tích rất rộng, phân bố chủ yếu ở đồng bằng Tây Xi-bia, sơn nguyên Trung Xi-bia và một phần ở Đông Xi-bia.

- Rừng cận nhiệt ở Đông Á và rừng nhiệt đới ẩm ở Đông Nam Á và Nam Á là các loại rừng giàu bậc nhất thế giới. Trong rừng có nhiều loại gỗ tốt, nhiều loại động vật quý hiếm.

- Rừng nhiệt đới ẩm: Đông Nam Á và Nam Á.

- Hoang mạc và bán hoang mạc: Tây Nam Á và một phần Trung Á.

- Đài nguyên: Bắc Á.

Ngày nay, trừ rừng lá kim, đa số các cảnh quan rừng, xa van và thảo nguyên đã bị con người khai phá, biến thành đất nông nghiệp, các khu dân cư và khu công nghiệp. Các rừng tự nhiên còn lại rất ít, bởi vậy việc bảo vệ rừng là nhiệm vụ rất quan trọng của các quốc gia ở châu Á.


3. Trả lời câu hỏi cuối bài SGK 

Câu 1: Dựa vào hình 1.2 (SGK Trang 5) và các kiến thức đã học,em hãy kể tên các sông lớn ở Bắc Á, nêu hướng chảy và đặc điểm thủy chế của chúng.

Trả lời:

- Vùng Bắc Á có các sông lớn:

+ Sông Ô-bi, I-ê-nít-xây, Lê-na.

+ Hướng chảy: Nam lên Bắc

- Đặc điểm thủy chế:

+ Mùa đông sông bị đóng băng kéo dài.

+ Mùa xuân, băng tuyết tan, mực nước sông lên nhanh và thường gây ra lũ băng lớn.

Câu 2: Dựa vào hình 3.1 (SGK trang 11), hãy cho biết sự thay đổi cảnh quan tự nhiên từ tây sang đông theo vĩ tuyến 40oB và giải thích tại sao lại có sự thay đổi như vậy?

Trả lời

- Sự thay đổi các cảnh quan tự nhiên từ tây sang đông theo vĩ tuyến 400 B:

+ Rừng và cây bụi lá cứng.

+ Thảo nguyên.

+ Hoang mạc và bán hoang mạc.

+ Cảnh quan núi cao.

+ Hoang mạc và bán hoang mạc.

+ Thảo nguyên.

+ Rừng hỗn hợp và rừng lá rộng.

- Có sự thay đổi cảnh quan như vậy là do vị trí địa lí gần hay xa biển đã làm cho khí hậu thay đổi từ duyên hải vào nội địa:

+ Vùng phía Tây có khí hậu cận nhiệt Địa Trung Hải mùa hè khô nóng, mùa đông có mưa, hình thành cảnh quan thiên nhiên thảo nguyên và rừng cây bụi lá cứng.

+ Vào sâu trong lục địa, ảnh hưởng của biển giảm, khí hậu mang tính lục địa khô hạn, hình hành cảnh quan hoang mạc và bán hoang mạc.

+ Ở khu vực dãy núi Thiên Sơn, địa hình cao > 5000 m đã hình thành cảnh quan núi cao.

+ Vùng ven biển phía Đông chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển và đón gió mùa nên khí hậu nóng ẩm, hình thành cảnh quan rừng hỗn hợp và rừng lá rộng

Câu 3: Em hãy sưu tầm và ghi tóm tắt những thông báo về một số thiên tai thường xảy ra ở nước ta và các nước khác thuộc châu Á.

Trả lời: Các thiên tai thường xảy ra ở nước ta và các nước thuộc châu Á:

- Bão

- Lụt

- Động đất

- Hoạt động núi lửa

icon-date
Xuất bản : 01/10/2021 - Cập nhật : 06/10/2021