logo

Thực hành tìm hiểu về Lào và Campuchia

Câu hỏi: Thực hành tìm hiểu về Lào và Campuchia

Trả lời: 

Quốc gia

Đặc điểm

Campuchia

Lào

Vị trí địa líDiện tích- 181.000 Km2 thuộc bán đảo Đông Dương. Phía Đông, Đông Nam giáp Việt Nam; Đông Bắc giáp Lào; phía Bắc và Tây Bắc giáp Thái Lan; Phía Tây Nam giáp Vịnh Thái Lan.- 236.800 Km2 thuộc bán đảo Đông Dương. Phía Đông giáp Việt Nam; phía Bắc giáp Trung Quốc, Mianma; Phía Tây giáp Thái Lan; phía Nam giáp Campuchia.
Khả năng liên hệ với nước ngoài- Bằng tất cả các loại đường giao thông.

- Bằng đường bộ, sông, hàng không.

- Không giáp biển nên nhờ cảng miền Trung Việt Nam.

Điều kiện tự nhiên

 

Địa hình

- 75% là ĐB, núi cao biên giới: Dãy Rếch, Cácđamôn, CN phía Đông Bắc, Đông.- 90% là núi, CN; các dãy núi cao tập trung phía Bắc, CN dải từ Bắc xuống Nam.

 

 

Khí hậu

Nhiệt đới gió mùa, gần xích đạo nóng quanh năm:

+ Mùa mưa: Tháng 4 đến 10 gió tây nam từ vịnh, biển.

+ Mùa khô: Tháng 11 đến 3 gió Đông Bắc khô, hanh.

Nhiệt đới gió mùa:

+ Mùa hạ: Gió Tây Nam từ biển vào cho mưa.

+ Mùa đông: Gió Đông Bắc  lục địa nên khô, lạnh.

Sông ngòi- Mê Công, Tônglêsap và Biển Hồ- Sông Mê Công.

 

Thuận lợi với nông nghiệp.

- Khí hậu nóng quanh năm có điều kiện tốt phát triển các ngành trồng trọt, sông ngòi, hồ cung cấp nước, cá. ĐB chiếm diện tích lớn, đất màu mỡ.- Khí hậu ấm áp quanh năm. Sông mê công là nguồn nước, thủy lợi. ĐB đất màu mỡ, rừng còn nhiều.
Khó khăn

- Mùa khô thiếu nước.

- Mùa mưa gây lũ lụt.

- Diện tích đất nông nghiệp ít.

- Mùa khô thiếu nước.

Điều kiện dân cư xã hội

 

- Số dân: 12,3 triệu người, gia tăng 1,7% năm 2000.

- Mật độ trung bình 67 người/Km2(Thế giới 46 người/ Km2)

- Chủ yếu là người Khơ-me 90%, Việt 5%, Hoa 1%, Khác 4%.

- Ngôn ngữ phổ biến tiếng Khơ-me.

- 80% dân sống ở nông thôn, 95% dân theo đạo Phật, 35% biết chữ.

- GDP 280 USD/ người (2001)

- Mức sống thấp, nghèo.

- Thiếu đội ngũ lao động có trình độ, tay nghề cao.

- Thủ đô: Phnômpênh.

- Số dân: 5,5 triệu người, Gia tăng 2,3%.

- Mật độ trung bình thấp 22 người/ Km2

 

- Người Lào 50%, Thái 13%, Mông 13%, dân tộc khác 23%.

 

- Ngôn ngữ phổ biến tiếng Lào.

- 78% dân sống ở nông thôn, 60% theo đạo Phật, 56% biết chữ.

- GDP 317 USD/ người.

- Mức sống thấp, nghèo.

- Dân số ít, lao động thiếu cả về số lượng và chất lượng.

- Thủ đô: Viêng chăn

 

Điều kiện kinh tế

 

- NN: 37,1%; CN 20%; DV 42,4% (2000).

- Phát triển cả công, nông nghiệp và dịch vụ.

- Điều kiện phát triển:

+ Biển Hồ rộng, khí hậu nóng ẩm.

 

+ ĐB lớn, màu mỡ.

 

+ Quặng Fe, Mn, Au, đá vôi.

 

- Các ngành sản xuất:

+ Trồng lúa gạo, ngô, cao su ở ĐB, CN thấp.

+ Đánh cá nước ngọt phát triển ở vùng Biển Hồ.

+ Sản xuất xi măng, khai thác quặng kim loại.

+ Phát triển công nghiệp chế biến lương thực, cao su.

- NN 52,9%; CN 22,8%; DV 24,3%.

- Nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất.

- Điều kiện phát triển:

+ Nguồn nước khổng lồ, chiếm 50% tiềm năng thủy điện của sông Mê Công.

+ Đất nông nghiệp ít, rừng còn nhiều.

+ Đủ loại khoáng sản: Au, Ag, thiếc, Pb.

- Các ngành sản xuất:

+ Công nghiệp chưa phát triển: chủ yếu sản xuất điện xuất khẩu, khai thác chế biến gỗ, thiếc.

+ Nông nghiệp: nguồn kinh tế chính sản xuất ven sông Mê Công, trồng Cafe, sa nhân trên CN.

Các em cùng Toploigiai tìm hiểu thêm các kiến thức hữu ích về Lào và Cam-pu- chia nhé!


1. Quan hệ ngoại giao Lào -Việt

Quan hệ Lào – Việt Nam hay còn được biết đến với tên thông dụng là Quan hệ hữu nghị Việt – Lào là mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện từ lịch sử tới hiện tại giữa Việt Nam và Lào. Mối quan hệ được Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân Cách mạng Lào cũng như Nhà nước 2 quốc gia coi là mối quan hệ đặc biệt với vai trò như đồng minh chiến lược của nhau nhưng không có bất cứ bản cam kết đồng minh nào.

Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao trên cơ sở mối quan hệ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Vương quốc Lào ngày 5 tháng 9 năm 1962.

mặc dù cũng đang có khá nhiều những vấn đề như tình trạng khai thác tài nguyên cũng như vấn đề tự do dân quyền ở Lào.

[CHUẨN NHẤT] Thực hành tìm hiểu về Lào và Campuchia

Giáo dục đào tạo

Việt Nam đã và đang giúp đào tạo cho cán bộ của Lào, nhiều người tốt nghiệp từ các trường học tại Việt Nam đã và đang đảm trách các cương vị quan trọng trong bộ máy lãnh đạo đảng và nhà nước Lào.

Kinh tế

Việt Nam là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Lào. Đến thời điểm tháng 4 năm 2012, Việt Nam là quốc gia đứng thứ 2 trong số các nhà đầu tư nước ngoài tại Lào, tập trung vào các lĩnh vực như năng lượng (thủy điện), khai khoáng, nông, lâm nghiệp. Lào cũng là nước thu hút vốn từ Việt Nam nhiều nhất trong tổng số 55 quốc gia và vùng lãnh thổ có hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam.

Kể từ khi Lào thông qua luật xúc tiến đầu tư nước ngoài vào năm 1989 cho đến năm 2012, Việt Nam đã đầu tư vào tổng số 429 dự án với tổng giá trị 4,9 tỷ USD và hiện là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Lào. Thương mại song phương của hai nước là khoảng 725 triệu USD vào cuối năm 2012.


2. Quan hệ ngoại giao Việt Nam - Campuchia

Quan hệ Việt Nam - Campuchia là mối quan hệ song phương giữa 2 nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Campuchia. Nó đã trở nên căng thẳng kéo dài trong suốt chiến tranh Việt Nam-Campuchia (1976-1990). Sau đó, cả 2 nước đã có những bước tiến trong việc tạo dựng mối quan hệ hữu nghị bền chặt. Đến năm 2012 bắt đầu xuất hiện những rạn nứt trong quan hệ Việt Nam - Campuchia với việc Campuchia gây chia rẽ các quốc gia ASEAN tại hội nghị AMM-45.

icon-date
Xuất bản : 05/08/2021 - Cập nhật : 05/08/2021