logo

Hậu quả sự thống trị của thực dân Anh ở Ấn Độ?

Câu hỏi: Hậu quả sự thống trị của thực dân Anh ở Ấn Độ?

Trả lời:

- Quần chúng nông dân bị bần cùng hóa: người dân mất ruộng đất, thủ công nghiệp suy sụp, nền văn minh lâu đời bị phá hoại, mâu thuẫn giữa các sắc tộc, tôn giáo Ấn nảy sinh.

- Nhân dân Ấn Độ mâu thuẫn sâu sắc với thực dân Anh, dẫn đến hàng loạt các cuộc đấu tranh chống thực dân Anh nổ ra.

[CHUẨN NHẤT] Hậu quả sự thống trị của thực dân Anh ở Ấn Độ?

Cùng Top lời giải tìm hiểu về Ấn độ những năm thế kỉ 18 nhé!


1. Vài nét chung về Ấn Độ

- Cuối thế kỷ XV, Bồ Đào Nha bắt đầu xâm lược Ấn Độ. Từ đầu thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XVIII, Ấn Độ bị người Mô-gun (gốc Mông Cổ) thống trị. Từ năm 1746 đến năm 1763, Ấn Độ là nơi tranh chấp giữa Anh và Pháp. Tới năm 1856, đa phần Ấn Độ thuộc quyền kiểm soát của Công ty Đông Ấn của Anh Quốc, với thủ đô tại Calcutta. Một năm sau, những cuộc nổi dậy quân sự diễn ra khắp nơi, người Ấn Độ gọi đó là Chiến tranh giành độc lập lần thứ nhất, cuộc nổi dậy không thành công đe dọa nghiêm trọng quyền cai trị của người Anh, vì thếẤn Độ bị Đế chế Anh trực tiếp quản lý.

- Đầu thế kỷ XX, cuộc đấu tranh giành độc lập diễn ra do Quốc hội quốc gia Ấn Độ tiến hành dưới sự lãnh đạo của những người Ấn Độ như Bal Gangadhar Tilak, Mahatma Gandhi, Sardar Vallabhbhai Patel và Jawaharlal Nehru. Hàng triệu người chống đối đã tham gia vào những chiến dịch bất tuân dân sự. Gandhi dẫn dắt người dân Ấn Độ vào cuộc nổi dậy toàn quốc năm 1942 yêu cầu nước Anh "rời khỏi Ấn Độ". Ấn Độ giành lại độc lập ngày 15/8/1947. Nhưng Anh đã chia Ấn Độ thành hai nước: Ấn Độ (chủ yếu bao gồm những người theo đạo Hin-đu) và Pa-ki-xtan (chủ yếu bao gồm những người theo đạo Hồi); đồng thời tạo ra vùng tranh chấp Ca-sơ-mia giữa Ấn Độ và Pa-ki-xtan. Ngày 26/1/1950, Ấn Độ tuyên bố là nước cộng hòa. Từ khi giành được độc lập, Ấn Độ đã nhiều lần phải đối mặt với bạo lực giữa các giáo phái và những vụ nổi loạn ở nhiều vùng trong nước, nhưng họ vẫn giữ được sự thống nhất và dân chủ. Ấn Độ là thành viên sáng lập của Phong trào không liên kết và Liên hợp quốc.


2. Sự xâm lược và chính sách thống trị của thực dân Anh

a. Sự xâm lược

- Từ thế kỉ XVI, thực dân phương Tây đã từng bước xâm nhập vào châu Á, đặc biệt ở Ấn Độ.

- Đầu thế kỉ XVIII, Anh và Pháp tranh giành Ấn Độ. Kết quả là Anh đã chinh phục được Ấn Độ và đặt ách thống trị.

b. Chính sách thống trị của thực dân Anh

- Anh áp dụng chính sách “chia để trị”, "dùng người Ấn trị người Ấn”.

- Thực hiện chính sách ngu dân.

- Tận lực vơ vét, bóc lột người dân, biến Ấn Độ thành nơi tiêu thụ hàng hóa.

- Hậu quả: thực dân Anh thi hành chính sách bóc lột nặng nề, chỉ trong vòng 25 năm (1875 - 1900) ở Ấn Độ đã có 15 triệu người chết đói. Mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Ấn Độ với thực dân Anh là nguyên nhân sâu xa làm bùng nổ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc.


3. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Ấn Độ

a. Phong trào đấu tranh

- Các phong trào đấu tranh tiêu biểu như:

+ Khởi nghĩa binh lính Xi-pay.

+ Phong trào đấu tranh của công nhân, nông dân.

+ Chống chính sách "chia để trị" ở Ben-gan.

+ Bãi công chính trị ở Bom-bay.

- Hình thức đấu tranh: vũ trang, biểu tình, bãi công.

- Ý nghĩa: 

+ Thể hiện tinh thần bất khuất của nhân dân Ấn Độ chống thực dân Anh.

+ Góp phần thúc đẩy giai cấp tư sản Ấn Độ đứng lên chống thực dân Anh.

b. Đảng Quốc Đại

- Năm 1885, Đảng Quốc dân Đại Hội gọi tắt là Đảng Quốc Đại - chính đảng của giai cấp tư sản dân tộc Ấn Độ được thành lập.

- Mục tiêu: nhằm đấu tranh giành quyền tự trị, phát triển kinh tế dân tộc.

- Trong quá trình hoạt động, Đảng phân hóa thành hái phái:

+ Phái “Ôn hòa” chủ trương thỏa hiệp, chỉ yêu cầu chính phủ thực dân cải cách.

+ Phái “Cấp tiến” có thái độ kiên quyết chống Anh do Ti-lắc đứng đầu.

icon-date
Xuất bản : 16/11/2021 - Cập nhật : 16/11/2021