logo

Theo ưu điểm của Hồ Chí Minh, ưu điểm của chủ nghĩa Tam Dân là?

Câu hỏi: Theo ưu điểm của Hồ Chí Minh, ưu điểm lớn nhất của chủ nghĩa Tam Dân của Tôn Trung Sơn là?

A. Chống phong kiến

B. Đấu tranh vì tự do

C. Phù hợp với điều kiện thực tế của nước ta 

D. Yêu nước

Trả lời:

Đáp án đúng: C. phù hợp với điều kiện thực tế của nước ta. 

Theo ưu điểm của Hồ Chí Minh, ưu điểm lớn nhất của chủ nghĩa Tam Dân của Tôn Trung Sơn là Phù hợp với điều kiện thực tế của nước ta.

Theo ưu điểm của Hồ Chí Minh, ưu điểm của chủ nghĩa Tam Dân là?

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về chủ nghĩa Tam Dân của Tôn Trung Sơn:


1. Khái quát về chủ nghĩa Tam dân

     Chủ nghĩa Tam Dân hay Tam Dân Chủ nghĩa là một cương lĩnh chính trị do Tôn Dật Tiên đề xuất, với tinh thần biến đất nước Trung Hoa thành một quốc gia tự do, phồn vinh và hùng mạnh. Việc kế thừa và hiện thực ngày nay thể hiện rõ nhất trong tổ chức chính quyền của Trung Hoa Dân Quốc. Triết lý này cũng xuất hiện trong dòng đầu tiên của Quốc ca Trung Hoa Dân Quốc. Cương lĩnh chính trị này bao gồm: Dân tộc độc lập, Dân quyền tự do, Dân sinh hạnh phúc. Chủ nghĩa Tam dân có ảnh hưởng đến cả Mao Trạch Đông và Tưởng Giới Thạch, cả hai đều mến mộ Tôn Trung Sơn, cho dù là đối thủ của nhau và đều hay được xem là những nhà cai trị độc đoán.


2. Nội dung Chủ nghĩa Tam dân

- Chủ nghĩa Tam dân bao gồm chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa dân quyền và chủ nghĩa dân sinh. Nội dung của Chủ nghĩa Tam dân được trình bày qua 16 bài giảng của ông từ tháng Giêng đến tháng 8 năm 1924 ( Năm Dân quốc thứ 13).

- Bài giảng mở đầu để tuyên truyền cho Chủ nghĩa Tam dân được ông thực hiện vào ngày 27/1/1924. Ông đặt câu hỏi: Chủ nghĩa Tam dân là gì ? “ Định nghĩa theo cách đơn giản nhất, Chủ nghĩa Tam dân là chủ nghĩa cứu nước “ ( tr.49) vì “ Chủ nghĩa Tam dân đưa Trung Quốc tới một địa vị quốc tế bình dẳng, địa vị chính trị bình đẳng , địa vị kinh tế bình đẳng, làm cho Trung Quốc mãi mãi tồn tại trên thế giới “( tr. 50)

a. Chủ nghĩa dân tộc 

    Ông cho rằng người Trung Quốc chỉ có chủ nghĩa gia tộc, tông tộc, không có chủ nghĩa dân tộc. Sức đoàn kết của người Trung Quốc chỉ mới đạt tới tông tộc chứ chưa đạt tới dân tộc. Để bảo vệ tông tộc, người Trung Quốc sẵn sàng hy tinh cả tính mạng. Ở Trung Quốc chủ nghía dân tộc chính làchủ nghĩa quốc tộc .(tr. 53).

   Vậy Trung quốc phải làm gì để khôi phục Chủ nghĩa Dân tộc? Ông đưa ra hai giải pháp. Thứ nhất, phải làm cho 400 triệu người dân Trung Quốc biết mình dang đứng ở đâu. Ông cho rằng vị thế của Trung quốc lúc bấy giờ không bằng một nước thuộc địa nên gọi là “thứ thuộc địa”. Từ một nước Trung Quốc có địa vị cao mà bây giờ lại rơi xuống vực thẳm như vậy là do chúng ta đã đánh mất tinh thần dân tộc ( tr. 142). Thứ hai, người Trung quốc phải biết tu thân, biết học tập cái hay, cái tốt của người nước ngoài. Vì người Trung Quốc không chịu tu thân nên không tề gia, trị quốc được. Do đó người nước ngoài liền đòi tới chia nhau cai trị chung ta ( tr. 151). Có tu thân mới có thể tề gia, trị quốc, bình thiên hạ được .

 b. Chủ nghĩa dân quyền

    Bài giảng đầu tiên về Chủ nghĩa Dân quyền vào ngày 9/3/1924. Theo ông , dân quyền là sức mạnh chính trị của nhân dân. Vậy chính trị là gì? Chính là việc của dân chúng, trị là quản lý. Suy ra, quản lý việc của dân chúng thì gọi là chính trị. Lực lượng quản lý việc của dân chúng thì gọi là chính quyền . Nay nhân dân quản lý công việc chính trị nên gọi là dân quyền (tr. 162-163). Lịch sử thế giới từng có thần quyền, quân quyền và dân quyền. Ông đã đưa Trung Quốc thực hiện theo dân quyền. Nếu thực hiện theo quân quyền , tức là một người đứng lên làm vua thì chiến tranh giành địa vị làm vua sẽ xảy ra liên miên, thiên hạ sẽ đại loạn. ông quyết tâm xây dựng một nước cộng hào. Thực hiện được điều đó, 400 Triệu nhân sẽ đứng lên làm vua, tức là làm chủ đất nước.

     Để thực hiện dân quyền, phải thực hiện các quyền của dân và của chính phủ. Ông cho rằng dân có 4 quyền ; quyền tuyển cử, quyền bãi miễn. quyền sáng chế, quyền phúc quyết. Chính   phủ có 5 quyền: quyền hành chính, quyền lập pháp, quyền tư pháp, quyền khảo thí, quyền giám sát. Dùng 4 chính quyền của nhân dân để để quản lý 5 trị quyền của chính phủ, như vậy mới được xem là một cơ quan chính trị dân quyền hoàn hảo. ( tr. 309).

 c. Chủ nghĩa dân sinh

    Bàn về chủ nghĩa dân sinh, ông đưa ra định nghĩa; Có thể nói chủ nghĩa dân sinh là đời sống của nhân dân , sinh tồn của xã hội, sinh kế của quốc dân, sinh mệnh của quần chúng (tr. 317 ). Ông quan niệm chủ nghĩa dân sinh là chủ nghĩa xã hội, còn gọi là chủ nghĩa cộng sản, tức là chủ nghĩa đại đồng (tr. 313). Ông đặt vấn đề : Chủ nghĩa dân sinh suy cho cùng có gì khác biệt với chủ nghĩa xã hội? Vấn đề lớn nhất của chủ nghĩa dân sinh là vẫn đề kinh tế- xã hội. Vấn đề này là vấn đề đời sống dân thường . . . Có thể nói chủ nghĩa dân sinh là vấn đề bản chất của chủ nghĩa xã hội (tr. 320) . Nhưng điều này chứng tỏ hiểu biết của ông về chủ nghĩa xã hội oòn mang tính chủ quan  vì ông cho rằng xây dựng chủ nghĩa tư bản cũng là xây dựng chủ nghĩa xã hội .Ông khẳng định, hiện nay người nghiên cứu vấn đề xã  hội không ai không sùng bái Mác là thánh nhân của chủ nghĩa xã hội. Trước khi học thuyết Mác được truyền bá trên thế giới, chủ nghĩa xã hội được nói đến đều là lý luận cao siêu, thoát ly thực tế quá xa. Riêng Mác chuyên đi sâu vào thực tế và lịch sử, mổ xẻ phân tích đầy đủ chi tiết tình hình diễn biến kinh tế của vấn đề xã hội, vì thế chủ nghĩa xã hội của Mác là chủ nghĩa xã hội khoa học.(tr 321).Ông đánh gía rất cao phát minh của Mác về chủ nghĩa duy vật lịch sử: phát minh quan trọng nhất của Mác là về phương diện lịch sử là tất cả lịch sử thế giới suy cho cùng đêu do vvật chất quy định , vật chất thay đổi thì thế giới thay đổi theo (tr. 325). Nhưng khi nói về đấu tranh giai cấp , ông lại phê phán quan điểm của Mác .

     Để thực hiện chủ nghĩa dân sinh, ông chủ trương  thực hiện hai biện pháp là bình quân địa quyền và tiết chế tư bản ( tr. 345 ). Hai vấn đề quan trọng nhất mà ông lưu ý khi thực hiện chủ nghĩa dân sinh là ăn và mặc. Nói đến chủ nghĩa dân sinh tức là phải chú trọng nâng cao đời sống nhân dân, phải làm cho 400 triệu người dân Trung Quốc có cơm ăn với giá rẻ. Vì chủ nghĩa dân sinh của ông mưu cầu cho 400 triệu người đều hạnh phúc.


3. Hồ Chí Minh và chủ nghĩa Tam dân 

    Khi tiếp thu và vận dụng một cách sáng tạo chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn, chúng ta cũng thấy có chỗ khác biệt, kể cả sắp xếp ngôn từ lẫn giới thuyết nội dung tư tưởng như: “Tôn Trung Sơn viết “Tam dân chủ nghĩa” tức là Chủ nghĩa ba dân: chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa dân quyền, chủ nghĩa dân sinh. Tôn Trung Sơn không nói: Dân tộc độc lập, Dân quyền tự do, Dân sinh hạnh phúc như chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngược lại, Chủ tịch Hồ Chí Minh không viết “chủ nghĩa” dân tộc độc lập…

    Về nội dung, Hồ Chí Minh chủ trương dân tộc bị áp bức Việt Nam đoàn kết với Liên Xô, với giai cấp vô sản các nước và các dân tộc bị áp bức khác đánh đổ chủ nghĩa đế quốc thống trị Việt Nam, gắn chủ nghĩa quốc tế, thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất trên cơ sở liên minh công nông. Sau khi giành được độc lập rồi, phải củng cố nền độc lập, xây dựng một quốc gia giàu mạnh, bình đẳng với các nước trên thế giới, độc lập gắn liền với tự do. Bởi thế mà Hồ Chí Minh mới nhấn mạnh trong tư tưởng của Người đã có thêm một mệnh đề khái quát tầm cỡ triết học mang tính thời đại “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” và luôn gắn kết ý nghĩa thực tiễn “độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng không có nghĩa lý gì”.

icon-date
Xuất bản : 09/11/2021 - Cập nhật : 09/08/2022