Đồng bằng sông Cửu Long và Duyên hải miền Trung là hai khu vực được đánh giá rất cao về tiềm năng phát triển. Thế mạnh tương đồng về sản xuất nông nghiệp ở hai vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Duyên hải miền Trung là? Hãy để Toploigiai chia sẻ thông tin tới bạn.
A. Sản xuất lương thực.
B. Phát triển cây hoa màu.
C. Phát triển chăn nuôi và đánh bắt thuỷ sản.
D. Phát triển cây ăn quả.
Đáp án đúng là: C. Phát triển chăn nuôi và đánh bắt thuỷ sản.
Thế mạnh tương đồng về sản xuất nông nghiệp ở hai vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Duyên hải miền Trung là Phát triển chăn nuôi và đánh bắt thuỷ sản. Đây là hai khu vực được đánh giá cao về địa hình, điều kiện tự nhiên và khí hậu, có tiềm năng lớn để phát triển chăn nuôi cũng như nuôi trồng thuỷ sản, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
+ Đồng bằng sông Cửu Long là một trong những đồng bằng lớn, phì nhiều nhất Đông Nam Á và thế giới, là vùng sản xuất, xuất khẩu lương thực, vùng cây ăn trái nhiệt đới lớn nhất Việt Nam. ĐBSCL cũng là vùng đất quan trọng đối với Nam Bộ và cả nước trong phát triển kinh tế, hợp tác đầu tư và giao thương với các nước trong khu vực và thế giới.
+ Đồng bằng duyên hải miền Trung là một dải các đồng bằng duyên hải ở miền Trung Việt Nam, kéo dài từ Thanh Hóa đến Bình Thuận. Do theo cấu tạo địa chất, địa hình, vị trí với đường xích đạo, chí tuyến đã dẫn tới việc phân chia rõ rệt về khí hậu, thời tiết thành 2 vùng riêng biệt là Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ.
+ Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có 6.270 trang trại, chiếm 18,73% trang trại cả nước, gồm: 3.474 trang trại trồng trọt (chiếm 55,41%), 1.851 trang trại chăn nuôi (chiếm 29,52%), 921 trang trại thuỷ sản (chiếm 14,69%), 24 trang trại tổng hợp (chiếm 0,38%). Trong đó, số lượng trang trại tập trung nhiều ở 03 địa phương An Giang 1.179 trang trại (chiếm 18,80%), Long An 1.090 trang trại (chiếm 17,38%), Kiên Giang 1.044 trang trại (chiếm 16,65%). Diện tích đất trang trại sử dụng là 44,67 ngàn ha (bình quân 7,12 ha/trang trại). Diện tích đất sản xuất trang trại bình quân cao nhất là ở Kiên Giang 10,44 ha, kế tiếp Đồng Tháp 9,87 ha, An Giang 8,77 ha..., thấp nhất là Bến Tre 1,04 ha (chênh lệch diện tích đất giữa trang trại Kiên Giang với trang trại Bến Tre lên đến 10,07 lần).
+ Chăn nuôi các tỉnh miền Trung chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng sản lượng chăn nuôi của cả nước như: Thịt đà điểu đạt trên 1 ngàn tấn chiếm 83,6% tổng sản lượng cả nước, thịt cừu đạt 1,85 ngàn tấn chiếm 98,3% cả nước, tập trung tại Ninh Thuận và Khánh Hòa, mật ong đạt 9,3 ngàn tấn chiếm 60% cả nước chủ yếu ở các tỉnh Tây Nguyên, sản lượng kén tằm đạt gần 5 ngàn tấn chiếm 74% cả nước tập trung ở 2 tỉnh Lâm Đồng và Bình Định.
+ Ngành đánh bắt thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long thuận lợi hơn ở Đồng bằng sông Hồng là do vùng có nguồn lợi thủy sản phong phú hơn: với lợi thế 3 mặt giáp biển, ngư trường đánh bắt rộng với trữ lượng hải sản lớn (ngư trường Cà Mau – Kiên Giang, ven biển tập trung nhiều bãi tôm cá lớn).
+ Ngành thuỷ sản là một trong những thế mạnh của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ nhờ vùng có nhiều bãi tôm, bãi cá và hai ngư trường rộng lớn Hoang Sa – Trường Sa, Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu.
>>>Tham khảo: Địa lí các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản