An ninh lương thực hay an ninh lương thực quốc gia được hiểu là sự đảm bảo của mỗi quốc gia về nguồn cung cấp lương thực cho người dân để hạn chế và đẩy lùi tình trạng thiếu lương thực, nạn đói và tình trạng phụ thuộc vào nguồn lương thực nhập khẩu. Vấn đề chiến lược trong việc đảm bảo lương thực, thực phẩm ở một nước nhiệt đới như Việt Nam là gì? Hãy để Toploigiai chia sẻ thêm thông tin tới bạn trong phần tiếp theo.
A. Tăng năng suất và hiệu quả canh tác.
B. Đảm bảo an ninh, quốc phòng.
C. Đảm bảo an ninh lương thực.
D. Đảm bảo an toàn trong xuất khẩu lương thực, thực phẩm.
Đáp án đúng là: C. Đảm bảo an ninh lương thực.
Hệ thống lương thực thế giới đang ngày càng bị thách thức biến đổi khí hậu, thiên tai và xung đột, ảnh hưởng nghiêm trọng tới an ninh lương thực của các quốc gia, nhất là các nước đang phát triển và các nước có xung đột. Vấn đề chiến lược trong việc đảm bảo lương thực, thực phẩm ở một nước nhiệt đới như Việt Nam là Đảm bảo an ninh lương thực.
Có lẽ chưa bao giờ việc bảo đảm an ninh lương thực lại trở nên cấp bách như hiện nay, bởi đây không chỉ thuần túy là vấn đề kinh tế mà còn góp phần tích cực vào việc ổn định các nền tảng chính trị-xã hội của mỗi quốc gia cũng như toàn thế giới.
Sau hai năm trải qua nhiều khó khăn trước những ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, thế giới lại tiếp tục đối mặt với những căng thẳng địa chính trị mới liên quan đến cuộc khủng hoảng tại Ukraine. Hậu quả là bất ổn về năng lượng xuất hiện, song hành với những tác động tiêu cực ngày càng hiện hữu của một cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu.
Tình hình này càng nêu bật tầm quan trọng của việc nâng cao nhận thức về an ninh lương thực, để từ đó hướng tới một nguồn cung năng lượng sạch, bền vững hơn, cũng như sự cần thiết của việc đánh giá lại thị trường lương thực toàn cầu.
Vấn đề an ninh lương thực (bao gồm lương thực, thực phẩm) luôn được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, chỉ đạo, nhằm bảo đảm an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài. Mặc dù việc thực hiện Đề án An ninh lương thực quốc gia đến năm 2020 đã đạt được những thành tựu quan trọng, nổi bật, tuy nhiên cho đến nay, vấn đề an ninh lương thực, thực phẩm nước ta vẫn còn một số hạn chế, yếu kém. Có lúc, có nơi việc sản xuất chưa theo quy hoạch, dẫn đến còn dư thừa cục bộ về lương thực, thực phẩm ảnh hưởng đến người sản xuất. Thu nhập của người trồng lúa còn thấp, đời sống của một bộ phận còn khó khăn. Tổ chức sản xuất, chế biến, thương mại, đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm còn nhiều bất cập.
Do vậy, để tiếp tục triển khai thực hiện Kết luận số 81-KL/TW ngày 29/7/2020 của Bộ Chính trị về “Bảo đảm an ninh lương thực quốc gia đến năm 2030”, vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 34/NQ-CP về bảo đảm an ninh lương thực quốc gia đến năm 2030.
Mục tiêu đặt ra là bảo đảm đủ lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng trong nước trong mọi tình huống và một phần cho xuất khẩu; nâng cao thu nhập cho người dân để bảo đảm tiếp cận được lương thực chất lượng, an toàn thực phẩm; từng bước nâng cao tầm vóc, thể lực, trí lực người dân Việt Nam.
Nói về an ninh lương thực, không chỉ có mỗi lúa mà còn là an ninh dinh dưỡng. Ngày xưa, lúa đóng vai trò là lương thực chính, nhưng ngày nay, người ta còn quan tâm đến an ninh dinh dưỡng là trứng, thịt, sữa…Và Việt Nam vẫn đảm bảo tốt vấn đề an ninh lương thực và an ninh dinh dưỡng.
Theo điều tra của Viện Chiến lược, trong thời kì giãn cách xã hội, một số công ty và trang trại thiếu lao động do bị giãn cách… Các xe chở phân bón không được di chuyển giữa các tỉnh hoặc nông sản đến vụ thu hoạch nhưng không thể đem đi bán. Chúng tôi đề xuất cần có giải pháp khi dịch bùng phát thì vẫn cần có chính sách để người dân tiếp cận nguồn lương thực một cách đầy đủ”.
>>>Tham khảo: Tại sao sản lượng lương thực tăng mà bình quân lương thực giảm?