logo

Thể loại của truyện kiều

icon_facebook

Câu trả lời chính xác nhất: Truyện Kiều (Đoạn trường tân thanh) được Nguyễn Du sáng tác vào đầu thế kỉ 19 (khoảng 1805-1809). Nguyễn Du sáng tác Truyện Kiều có dựa trên cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Trung Quốc nhưng phần sáng tạo của Nguyễn Du là vô cùng lớn, mang đến sự thành công và sức hấp dẫn cho tác phẩm. Thể loại của Truyện Kiều là truyện thơ nôm.

Để giúp các bạn hiểu rõ hơn về thể loại truyện kiều cũng như kiệt tác văn học Truyện Kiều, Toploigiai đã mang tới bài mở rộng sau đây, mời các bạn cùng tham khảo.


1. Tác giả Nguyễn Du

Thể loại của truyện kiều

- Nguyễn Du sinh năm 1765 tại Thăng Long, tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên. Tổ tiên Nguyễn Du vốn từ làng Canh Hoạch, huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam (nay thuộc Hà Nội) sau di cư vào xã Nghi Xuân, huyện Tiên Điền (nay là làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh).

- Cha của Nguyễn Du là Nguyễn Nghiễm (1708 – 1775), sinh ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh, đậu Nhị giáp tiến sĩ, làm quan đến chức Đại Tư đồ (Tể tướng), tước Xuân Quận công. Mẹ là bà Trần Thị Tần (740 – 1778), con gái một người làm chức Câu kế. Bà Tần quê ở làng Hoa Thiều, xã Minh Đạo, huyện Tiên Du (Đông Ngàn), xứ Kinh Bắc, nay thuộc tỉnh Bắc Ninh.

- Thời thơ ấu và niên thiếu, Nguyễn Du sống tại Thăng Long trong một gia đình phong kiến quyền quý. Nhưng năm 10 tuổi đã mồ côi cha, năm 13 tuổi mồ côi mẹ, Nguyễn Du đến sống cùng với người anh cùng cha khác mẹ Nguyễn Khản.

- Do nhiều biến cố lịch sử, từ năm 1789, Nguyễn Du dã rơi vào cuộc sống đầy khó khăn gian khổ. Năm 1802, Nguyễn Du ra làm quan cho nhà Nguyễn và hoạn lộ trở nên thuận lợi hơn.

- Năm 1965, Hội đồng Hòa bình thế giới đã công nhận Nguyễn Du là danh nhân văn hóa thế giới và ra quyết định kỉ niệm trọng thể nhân dịp 200 năm năm sinh của ông.

- Sự nghiệp sáng tác của đại thi hào Nguyễn Du rất đồ sộ, với các tác phẩm bằng cả chữ Hán và chữ Nôm.

Xét về nội dung, qua các sáng tác của Nguyễn Du, nét nổi bật chính là sự đề cao xúc cảm, tức đề cao “tình”. Điều  quan trọng hàng đầu, là sự cảm thông sâu sắc của tác giả đối với cuộc sống và con người, đặc biệt là những con người nhỏ bé, bất hạnh (xem: Văn tế thập loại chúng sinh, Sở kiến hành, Thái Bình mại ca giả v.v.).

Cái nhìn nhân đạo này khiến ông được đánh giá là “tác giả tiêu biểu của trào lưu nhân đạo chủ nghĩa trong văn học cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19”. Riêng với Truyện Kiều, kiệt tác này còn “thấm đẫm tinh thần ngợi ca, trân trọng vẻ đẹp kì diệu của tình yêu lứa đôi.”

>>> Tham khảo: Tóm tắt Truyện Kiều của Nguyễn Du ngắn nhất


2. Tác phẩm Truyện Kiều

Thể loại của truyện kiều

2.1. Hoàn cảnh sáng tác và thể loại của truyện Kiều

a. Hoàn cảnh sáng tác

- Truyện Kiều (Đoạn trường tân thanh) được Nguyễn Du sáng tác vào đầu thế kỉ 19 (khoảng 1805 - 1809).

- Nguyễn Du sáng tác “Truyện Kiều” dựa trên cốt truyện “Kim Vân Kiều truyện” của Trung Quốc.

- Tuy nhiên, phần sáng tạo của Nguyễn Du là vô cùng lớn, mang đến sự thành công và sức hấp dẫn cho tác phẩm.

b. Thể loại của truyện kiều

Thể loại của Truyện Kiều là truyện thơ nôm. Gồm: 3254 câu thơ lục bát.


2.2. Tóm tắt Truyện Kiều Nguyễn Du

Thúy Kiều là thiếu nữ tài sắc vẹn toàn, con gái đầu lòng gia đình trung lưu, sống trong cảnh êm đềm cùng hai em Thúy Vân, Vương Quan. Trong buổi du xuân Thúy Kiều gặp Kim Trọng và đem lòng yêu chàng, hai người đã tự ý thề nguyền, đính ước với nhau.

Khi Kim Trọng về quê chịu tang chú thì gia đình Kiều gặp nạn, Kiều phải bán mình chuộc cha. Kiều bị bọn buôn người Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh lừa gạt, đẩy vào lầu xanh. Sau đó nàng được Thúc Sinh, cứu khỏi lầu xanh, nhưng sau đó nàng bị Hoạn Thư ghen, đày đọa. Kiều tới nương tựa nơi cửa Phật. Sư giác Duyên đẩy vô tình gửi nàng cho Bạc Bà, Kiều lần hai rơi vào lầu xanh được Từ Hải cứu, giúp nàng báo ân, báo oán. Thúy Kiều mắc mưu Hồ Tôn Hiến ép gả cho viên thổ quan, Kiều đau đớn nên trẫm mình xuống sông tiền Đường tự tử. Nàng được sư Giác Duyên cứu giúp.

Sau nửa năm chịu tang chú, Kim Trọng trở về, dù kết duyên với em gái Thúy Kiều, nhưng trong lòng chàng vẫn khôn nguôi nhớ Kiều. Nhờ sư Giác Duyên, Kim Kiều đoàn tụ cùng vui duyên “bạn bầy”.


2.3. Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của truyện Kiều

a. Giá trị nội dung

* Giá trị hiện thực:

– Truyện Kiều chính là một bản cáo trạng chân thực nhất về một chế độ xã hội phong kiến mục nát, coi trọng đồng tiền

– Đặc biệt là người phụ nữ dù họ có nhan sắc như Thuý Kiều không thể nào làm chủ được số phận của mình.

* Giá trị nhân đạo của tác phẩm

- Truyện Kiều như là thay lời muốn nói cho Nguyễn Du. Cả câu chuyện chính là tiếng nói, tiếng khóc đau đớn trước số phận bi kịch của con người. Tất cả được thể hiện qua nhân vật Thuý Kiều – người con gái vẹn sắc vẹn tài nhưng chịu bi kịch về tinh thần và thể xác: tình yêu đẹp tan vỡ, gia đình li tán, bị bán vào lầu xanh, bị đánh đập, đày đoạ…. Nhưng Nguyễn Du luôn đề cao nhân phẩm, vẻ đẹp hình thức đến những ước mơ, khát vọng chân chính.

b. Giá trị nghệ thuật

* Xây dựng nhân vật theo hai tuyến:

- Nhân vật chính diện được xây dựng theo lối lí tưởng hóa, được miêu tả theo lối ước lệ nhưng vẫn sinh động.

- Nhân vật phản diện được khắc họa theo lối hiện thực hóa bằng những biện pháp cu thể, hiện thực.

* Ngôn ngữ: tác phẩm là nơi tập trung những cái hay, cái đẹp, cái hoàn thiện của ngôn ngữ văn học dân tộc.

- Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc.

- Nghệ thuật tả cảnh thiên nhiên bậc thầy.

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn tìm hiểu về thể loại của truyện Kiều và một số kiến thức mở rộng liên quan tới tác giả Nguyễn Du và tác phẩm truyện Kiều. Hi vọng những kiến thức đó sẽ giúp bạn đạt được kết quả học tập cao. Mời các bạn đến với câu hỏi tiếp theo.

icon-date
Xuất bản : 26/08/2022 - Cập nhật : 26/08/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads