logo

Thách thức đối với nước ta trong toàn cầu hóa là

Toàn cầu hóa là một xu thế lớn, một mặt cho phép nước ta tranh thủ được các nguồn lực từ bên ngoài, mặt khác đặt nền kinh tế nước ta vào thế bị cạnh tranh quyết liệt bởi các nền kinh tế phát triển hơn trong khu vực và trên thế giới Thách thức đối với nước ta trong toàn cầu hóa là cạnh tranh quyết liệt bởi các nền kinh tế phát triển hơn. Cùng Toploigiai tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây nhé.


Câu hỏi. Thách thức đối với nước ta trong toàn cầu hóa là

A. tranh thủ được các nguồn lực bên ngoài về vốn.

B. cạnh tranh quyết liệt bởi các nền kinh tế phát triển hơn.

C. tiếp cận nguồn lực thế giới và công nghệ.

D. tận dụng được thị trường thế giới và khu vực.

Trả lời:

Đáp án đúng: B. cạnh tranh quyết liệt bởi các nền kinh tế phát triển hơn.

Thách thức đối với nước ta trong toàn cầu hóa là cạnh tranh quyết liệt bởi các nền kinh tế phát triển hơn.


Giải thích của giáo viên Toploigiai lí do chọn đáp án B

Toàn cầu hóa là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội và trong nền kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các quốc gia, các tổ chức hay các cá nhân ở góc độ văn hóa, kinh tế... trên quy mô toàn cầu. Đặc biệt trong phạm vi kinh tế, toàn cầu hoá hầu như được dùng để chỉ các tác động của thương mại nói chung và tự do hóa thương mại hay "tự do thương mại" nói riêng. Cũng ở góc độ kinh tế, người ta chỉ thấy các dòng chảy tư bản ở quy mô toàn cầu kéo theo các dòng chảy thương mại, kỹ thuật, công nghệ, thông tin, văn hóa.

Thách thức đối với nước ta trong toàn cầu hóa là

Xét về bản chất, toàn cầu hoá là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới. Tự do hóa thương mại mở rộng, hàng rào thuế quan giữa các nước bị bãi bỏ hoặc giảm xuống, hàng hóa có điều kiện lưu thông rộng rãi. Đón đầu được công nghiệp hiện đại, áp dụng ngay vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Chuyển giao những thành tựu mới về khoa học và công nghệ, về tổ chức và quản lí, về sản xuất và kinh doanh tới tất cả các nước. Các nước thực hiện chủ trương đa phương hóa quan hệ quốc tế, chủ động khai thác các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến của các nước khác.

Đối với nước ta trong toàn cầu hóa là cạnh tranh quyết liệt bởi các nền kinh tế phát triển hơn. Cạnh tranh sẽ diễn ra gay gắt hơn, với nhiều "đối thủ" hơn, trên bình diện rộng hơn, sâu hơn. 

Ở mỗi quốc gia, sự "phân phối" lợi ích cũng không đồng đều. Một bộ phận dân cư được hưởng lợi ít hơn, thậm chí còn bị tác động tiêu cực của toàn cầu hoá; nguy cơ phá sản một bộ phận doanh nghiệp và nguy cơ thất nghiệp sẽ tăng lên, phân hoá giàu nghèo sẽ mạnh hơn. Vậy nên, điều đó đòi hỏi phải có chính sách phúc lợi và an sinh xã hội đúng đắn; phải quán triệt và thực hiện thật tốt chủ trương của Đảng: "Tăng trưởng kinh tế đi đôi với xoá đói, giảm nghèo, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển". 

>>> Tham khảo: Phân tích mặt tích cực và tiêu cực của xu thế toàn cầu hóa?


Câu hỏi trắc nghiệm bổ sung kiến thức về quá trình toàn cầu hóa kinh tế

Câu 1. Đặc điểm nào sau đây không phải là biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế?

A. Đầu tư nước ngoài tang nhanh

B. Thương mại thế giới phát triển mạnh

C. Thị trường tài chính quốc tế mở rộng

D. Vai trò của các công ty xuyên quốc gia đang bị giảm sút

Đáp án: D

Câu 2. Tổ chức nào sau đây chi phối tới 95% hoạt động thương mại thế giới?

A. Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ

B. Tổ chức thương mại thế giới

C. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

D. Liên minh châu Âu

Đáp án: B

Câu 3. Vai trò to lớn của Tổ chức thương mại thế giới là

A. Củng cố thị trường chung Nam Mĩ

B. Tang cường liên kết giữa các khối kinh tế

C. Thúc đẩy tự do hóa thương mại

D. Giải quyết xung đột giữa các nước

Đáp án: C

Câu 4. Trong xu thế toàn cầu hóa kinh tế, đầu tư nước ngoài ngày càng tăng được biểu hiện ở lĩnh vực nào sau đây?

A. Nông nghiệp

B. Công nghiệp

C. Xây dựng

D. Dịch vụ

Đáp án: D

Câu 5. Trông đầu tư nước ngoài, lĩnh vực dịch vụ nổi lên hàng đầu là các hoạt động:

A. Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm

B. Bảo hiểm, giáo dục, y tế

C. Du lịch, ngân hàng, y tế

D. Hành chính công, giáo dục, y tế

Đáp án: A

----------------------------

Qua nội dung bài viết trên đã trả lời cho các bạn câu hỏi thách thức đối với nước ta trong toàn cầu hóa là cạnh tranh quyết liệt bởi các nền kinh tế phát triển hơn. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 06/10/2022 - Cập nhật : 06/10/2022