logo

Phân tích mặt tích cực và tiêu cực của xu thế toàn cầu hóa?

Câu hỏi: Phân tích mặt tích cực và tiêu cực của xu thế toàn cầu hóa?

Trả lời:

Tích cực:

- Toàn cầu hóa góp phần thúc đẩy, phát triển các ngành kinh tế cũng như kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia và toàn thế giới thông qua quá trình mở rộng thị trường, buôn bán, giảm bớt sức ép về thuế. 

- Gia tăng các nhân tố sản xuất như vốn (cả vốn cố định, vốn con người) và KHKT được khuyến khích qua việc tự do hóa lưu thông vốn, chuyển giao công nghệ, phát triển hệ thống thông tin liên lạc toàn cầu hiệu quả, hạ chi phí về giao dịch quốc tế và chi phí sản xuất. 

- Thông qua sự gia tăng đầu tư vốn và công nghệ thông tin, các quốc gia nhận đầu tư sẽ có điều kiện để học hỏi kinh nghiệm tổ chức quản lý, phát triển kinh tế, KHKT, tạo việc làm, nâng cao nhận thức và mức sống của dân cư. 

- Trong quá trình tham gia toàn cầu hóa giúp các nước cải thiện, nâng cao chất lượng kết cấu hạ tầng, chất lượng môi trường, cải thiện được mức lương của người lao động, hoàn thiện về luật pháp, chống tham nhũng, thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng phù hợp, hiệu quả hơn. 

Kết quả là tất cả các nước tham gia vào quá trình toàn cầu hóa đều có sự tăng trưởng kinh tế cao hơn, các điều kiện bảo đảm cuộc sống tốt hơn, các nguồn lực cho phát triển kinh tế – xã hội được cải thiện. Toàn cầu hóa mang lợi cho tất cả các nước, cho những người, những công ty tham gia ở mức độ khác nhau.

Tiêu cực:

- Toàn cầu hóa làm mai một, xói mòn bản sắc giá trị truyền thống văn hóa địa phương.

- Thông qua WTO các nước phát triển không sẵn lòng tiêu thụ hàng hóa xuất khẩu của các nước đang phát triển, với các điều kiện cao về lao động, vệ sinh môi trường đã làm rào cản đối với các nước đang phát triển tham gia vào quá trình toàn cầu hóa.

- Các nước đang phát triển để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa thường khai thác xuất khẩu các tài nguyên khoáng sản sơ chế, giá các mặt hàng này ngày càng cao, càng xuất khẩu nhiều các nước đang phát triển càng thiệt thòi về lợi ích kinh tế. Các hàng hóa xuất khẩu của các nước đang phát triển thường có hàm lượng công nghệ thấp, giá thành rẻ và thường phải nhập thiết bị công nghệ giá cao nên dẫn đến thâm hụt ngoại thương cao. 

- Trong quá trình đón nhận vốn viện trợ, đầu tư hợp tác, các nước đang phát triển do thiếu kinh nghiệm tổ chức quản lý, hệ thống luật pháp chưa hoàn thiện và không quản lý được tham nhũng, các dự án đầu tư kém hiệu quả dẫn đến nợ nước ngoài càng gia tăng. 

Thực tế các nước giàu được hưởng lợi từ toàn cầu hóa nhiều hơn các nước đang phát triển, vì các nước phát triển chiếm gần 80% giá trị thương mại xuất khẩu và hơn 70% vốn đầu tư FDI trên toàn cầu.

→ Toàn cầu hóa vừa là thời cơ, cơ hội lớn cho các nước phát triển mạnh, đồng thời cũng tạo ra những thách thức lớn đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam nếu bỏ lỡ thời cơ sẽ tụt hậu nguy hiểm.

 Hãy cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về xu thế Toàn cầu hóa nhé!


1. Toàn cầu hóa là gì?

Toàn cầu hóa là sự phổ biến của các sản phẩm, công nghệ, thông tin và việc làm xuyên biên giới và văn hóa quốc gia. Nói tóm lại toàn cầu hóa là việc chính phủ các nước sẽ ngày càng cho phép công dân của họ có thể làm việc xuyên biên giới.

Có thể nhận ra rằng, toàn cầu hóa được đánh giá như một quá trình làm tăng lên một cách mạnh mẽ về các mối quan hệ cũng như sự ảnh hưởng, phụ thuộc và tác động qua lại giữa các khu vực, quốc gia và toàn dân tộc trên thế giới. Điều này sẽ nhằm tạo một điều kiện thuận lợi nhất cho việc phát triển các lĩnh vực đặc biệt là nền kinh tế.

Phân tích mặt tích cực và tiêu cực của xu thế toàn cầu hóa?

2. Biểu hiện của xu thế Toàn cầu hóa

+ Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế (giá trị trao đổi tăng lên 12 lần)

+ Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia (giá trị trao đổi tương đương ¾ giá trị thương mại toàn cầu).

+ Sự sáp nhập và hợp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn, nhất là công ty khoa học - kỹ thuật.

+ Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, tài chính quốc tế và khu vực: Qũy tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB), Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Liên minh châu Âu (EU), Hiệp hội các quốc gia ĐNA ( ASEAN)

 Phân tích mặt tích cực và tiêu cực của xu thế toàn cầu hóa? (ảnh 2)

3. Xu thế toàn cầu hóa hiện nay

- Xu thế toàn cầu hóa hiện nay diễn ra theo các quan điểm như sau:

+ Thương mại phát triển

- Thương mại hóa được đánh giá là có tốc độ tăng trưởng nhanh và cao hơn so với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.

- Tổ chức thương mại toàn cầu WTO đã được hình thành.

+ Đầu tư nước ngoài tăng nhanh

- Hiện nay tổng giá trị đầu tư tăng nhanh cùng với đó chính là sự đầu tư ngày càng mở rộng hơn so với lĩnh vực dịch vụ.

+ Thị trường tài chính được mở rộng

- Mạng lưới liên kết tài chính đã được thành lập.

- Vai trò then chốt của một số tổ chức tài chính toàn cầu như như Wb, IMF…

+ Các công ty xuyên quốc gia ngày càng có vai trò quan trọng và cần thiết

- Tại các quốc gia có nhiều công ty hoạt động hơn và nó nắm giữ một khối lượng tài sản tương đối lớn.

- Những công ty này có khả năng chi phối và tác động quan trọng tới nền kinh tế.

 Phân tích mặt tích cực và tiêu cực của xu thế toàn cầu hóa? (ảnh 3)

4. Thời cơ và thách thức của dân tộc trong xu thế toàn cầu hóa

a) Thời cơ:

- Chiếm lĩnh thị trường.

- Có điều kiện tiếp thu các thành tựu khoa học - công nghệ.

- Tranh thủ được nguồn vốn đầu tư, học hỏi kinh nghiệm quản lí,...

b) Thách thức:

- Nguy cơ mất độc lập, chủ quyền.

- Sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường thế giới.

- Vấn đề sử dụng có hiệu quả nguồn vốn vay nợ.

- Vấn đề bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc,...

=> Toàn cầu hóa vừa là thời cơ, cơ hội lớn cho các nước phát triển mạnh, đồng thời cũng tạo ra những thách thức lớn đối với các nước đang phát triển. Do vậy, “Nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức, phát triển mạnh mẽ trong thời kì mới đó là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và nhân dân ta”.

c) Việt Nam trong xu thế hòa bình và hợp tác phát triển

Thời cơ:

- Hợp tác kinh tế: trên nhiều lĩnh vực từ nông nghiệp, công nghiệp đến ngoại thương với các dự án từ nhỏ đến lớn, hợp tác về kinh tế là động lực quan trọng cho nền kinh tế Việt Nam phát triển mạnh mẽ.

- Thu hút vốn đấu tư nước ngoài: vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam nếu sử dụng hợp lí sẽ làn nhân tố quan trọng để phát triển kinh tế. Thực tế Việt Nam hiện nay, vốn đầu tư nước ngoài ngày càng chiếm vị trí quan trọng, trong đó có vốn đầu tư không hoàn lại.

- Ứng dụng khoa học – kĩ thuật: Khoa học - kĩ thuật có vai trò quan trọng trong việc tăng năng suất lao động, thay đối các nhân tố sản xuất (tư liệu sản xuất, người lao động).

Thách thức: Phải cố gắng rất lớn trong cạnh tranh về kinh tế, nếu bở lỡ thời cơ sẽ bị tụt hậu rất xa, phải giữ gìn bản sắc dân tộc và độc lập tự chủ của quốc gia 

icon-date
Xuất bản : 06/03/2022 - Cập nhật : 08/03/2022