Tuyển tập Bộ đề Tết quê bà Đọc hiểu hay nhất. Tổng hợp, sưu tầm các đề Tết quê bà Đọc hiểu giúp các em ôn tập đạt kết quả cao.
Đề Tết quê bà Đọc hiểu
Đọc bài thơ và thực hiện các yêu cầu sau:
TẾT QUÊ BÀ
Bà tôi ở một túp nhà tre.
Có một hàng cau chạy trước hè,
Một mảnh vườn bên rào giậu nứa.
Xuân về hoa cải nở vàng hoe.
Gạo nếp ngày xuân gói bánh chưng,
Cả đêm cuối chạp nướng than hồng.
Quần đào, áo đỏ, tranh gà lợn,
Cơm tám, dưa hành, thịt mỡ đông.
(Đoàn Văn Cừ toàn tập, NXB Hội nhà văn, 2013)
Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong bài thơ?
Câu 2. Trong bài thơ, nhà của bà được miêu tả bằng những hình ảnh nào?
Câu 3. Anh/ chị hiểu như thế nào về nội dung câu thơ:
Gạo nếp ngày xuân gói bánh chưng
Cả đêm cuối chạp nướng than hồng.
Quần đào, áo đỏ, tranh gà lợn,
Cơm tám, dưa hành, thịt mỡ đông.
Câu 4: Anh/ chị rút ra thông điệp gì trong bài thơ?
Trả lời câu hỏi
Câu 1. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
Câu 2. Trong bài thơ, nhà của bà được miêu tả bằng những hình ảnh: túp nhà tre, hàng cau chạy trước hè, mảnh vườn bên rào giậu nứa, hoa cải nở vàng hoe, gói bánh chưng, than hồng, quần đào, áo đỏ, tranh gà lợn, cơm tám, dưa hành, thịt mỡ
Câu 3
Nội dung của những câu thơ này là khung cảnh rộn rã, tấp nập, đông vui, ấm cúng ngày tết tại căn nhà giản dị, mộc mạc. Không khí tưng bừng, rộn rã, tràn ngập niềm vui và niềm vui trong cuộc sống.
Câu 4
Thông điệp trong bài thơ này là giá trị của ngày tết cổ truyền. Không khí, hương vị của Tết đoàn viên, của sự sum họp đoàn viên dù cho cuộc sống giản dị đến thế nào đi nữa thì cũng luôn ngập tràn niềm vui và hạnh phúc.
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ.
Câu 2. Dựa vào khổ 1, hãy ghi lại những hình ảnh xuất hiện trước túp nhà tre của bà.
Câu 3. Phân tích tác dụng của phép từ từ liệt kê trong hai câu thơ sau:
Quần đào, áo đỏ, tranh gà lợn,
Cơm tám, dưa hành, thịt mỡ đông.
Câu 4. Nhận xét về cuộc sống của người bà được khắc hoạ trong khổ 1 bài thơ.
Câu 5. Bài thơ gợi về cái Tết quê bà với hình ảnh gần gũi, bình dị đậm chất truyền thống của làng quê Việt Nam. Là thế hệ trẻ, hãy nêu những việc cần làm để tiếp nối truyền thống ấy.
Trả lời câu hỏi
Câu 1.
- Phương thức: biểu cảm
Câu 2.
- Hình ảnh xuất hiện: hàng cau, mảnh vườn, hàng giậu nứa, hoa cải
Câu 3.
- Phép liệt kê: Quần đào, áo đỏ, tranh gà lợn, cơm tám, dưa hành, thịt mỡ đông.
-Tác dụng:
+ Tạo nên cách diễn đạt cụ thể, sinh động, giàu hình ảnh, tăng giá trị biểu cảm…
+ Làm nổi bật sắc màu tươi mới, cái tết đậm chất truyền thống…
+ Thể hiện tình cảm gắn bó, trân trọng của người cháu.
Câu 4. Nhận xét về cuộc sống của người bà được khắc hoạ trong khổ 1 bài thơ.
- Cuộc sống của người bà giản dị, chân thật, hình ảnh ấy gợi lên sự gần gũi và thân . Ngày tết của bà cũng như vậy một vẻ đẹp bình dị. Bức tranh quê đẹp, tình cảm gắn bó với làng quê
Câu 5.
- Hs rút ra bức thông điệp:
+ Thế hệ trẻ cần trân trọng, giữ gìn, kế thừa và phát huy giá trị Tết truyền thống.
+ Hướng về quê hương, gia đình nơi đó có những người thân thiết.
+ Trân trọng vẻ đẹp bình dị, gần gũi của làng quê…
+ Sống không được lãng quên quá khứ, cội nguồn…