logo

Quê hương - Giang Nam Đọc hiểu

Tuyển tập Bộ đề Quê hương - Giang Nam Đọc hiểu hay nhất. Tổng hợp, sưu tầm các đề Quê hương Giang - Nam Đọc hiểu đầy đủ nhất.


Quê hương Giang Nam Đọc hiểu - Đề số 1

Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi:

“Cô bé nhà bên - (có ai ngờ!)

Cũng vào du kích

Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích

Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi!)

Giữa cuộc hành quân không nói được một lời

Đơn vị đi qua, tôi ngoái đầu nhìn lại…

Mưa đầy trời nhưng lòng tôi ấm mãi…”

(Trích “Quê hương” - Giang Nam)

Câu 1: Xác định thể thơ của văn bản trên.

Câu 2: Nêu chủ đề - ý nghĩa của đoạn thơ trên.

Câu 3: Xác định biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích và nêu tác dụng.

Câu 4: Qua đoạn thơ, anh/chị rút ra bài học gì về tinh thần chiến đấu chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta?

Trả lời

Câu 1:

Thể thơ: tự do.

Câu 2:

Chủ đề - ý nghĩa của đoạn thơ: nói về tình thương mến thương giữa những người đồng đội trong thời chiến.

Câu 3:

Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích: chêm xen: (có ai ngờ!), (thương thương quá đi thôi!) nhằm bộc lộ sự xúc động, ngạc nhiên và tình cảm yêu mến của tác giả dành cho cô hàng xóm cũng là người đồng chí của mình.

Câu 4:

Đoạn thơ cho ta thấy tinh thần chiến đấu và tình yêu thương sâu sắc mà người chiến sĩ dành cho tổ quốc. Không phân biệt già - trẻ, nam - nữ, khi đất nước có chiến tranh, tất cả đều anh dũng đứng lên cầm súng chiến đấu bảo vệ độc lập.


Quê hương Giang Nam Đọc hiểu - Đề số 2

 Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường 

Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ: 

“Ai bảo chăn trâu là khổ?” 

Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao 

Những ngày trốn học Đuổi bướm cầu ao 

Mẹ bắt được... Chưa đánh roi nào đã khóc! 

Có cô bé nhà bên

Nhìn tôi cười khúc khích... 

(Quê hương- Giang Nam)

Câu 1: Tìm một câu nghi vấn và nêu chức năng có trong đoạn thơ trên?

Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn thơ?

Câu 3: Từ nội dung của đoạn thơ, em liên tưởng đến bài thơ nào đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 8 học kì 2? Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ đó?

Trả lời:

Câu 1:

- Câu nghi vấn: “Ai bảo chăn trâu là khổ?”

- Tác dụng: Dùng để hỏi

Câu 2:

Đoạn thơ nói về kỉ niệm thời thơ ấu tươi đẹp trên quê hương của tác giả

Câu 3:

Liên tưởng đến bài thơ Quê hương của Tế Hanh. Bài thơ viết năm 1939, khi Tế Hanh đang học tại Huế trong nỗi nhớ quê hương-một làng chài ven biển tha thiết. Bài thơ được rút trong tập Nghẹn ngào (1939) và sau đó được in trong tập Hoa niên (1945)

Bộ đề Quê hương - Giang Nam Đọc hiểu hay nhất

Quê hương Giang Nam Đọc hiểu - Đề số 3

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

....Cô bé nhà bên (có ai ngờ)

Cũng vào du kích

Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích

Mắt đen tròn thương quá đi thôi

Giữa cuộc hành quân không nói được một lời

Đơn vị đi qua, tôi ngoái đầu nhìn lại

Mưa đầy trời nhưng lòng tôi ấm mãi..

Hòa bình tôi trở về đây 

Với mái trường xưa, bãi mía, luốngcày 

Lại gặp em

Thẹn thùng nép sau cánh cửa

Vẫn khúc khích cười khi tôi hỏi nhỏ

Chuyện chồng con khó nói lắm anh ơi!

Tôi nắm bày tay nhỏ nhắn ngậm ngùi 

Em vẫn để yên trong tay tôi nóngbỏng

Rồi hôm nay nhận được tin em 

Không tin được dù đó là sự thật 

Giặc bắn em rồi, quăng mất xác 

Chỉ vì em là du kích em ơi!

Đau xé lòng anh, chết nửa con người.

Xưa vêu quê hương vì có chim, có bướm 

Có những ngày trốn học bị đòn, roi 

Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất 

Có một phần xương thịt của em tôi.

(Trích Quê hương, Theo Giang Nam, 1960)

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của bài thơ trên.

Câu 2. Các thành phần (có ai ngờ), (thương quá đi thôi), (khó nói lắm anh ơi!) là thành phần gì của câu? 

Câu 3. Hình ảnh cô bé nhà bên được miêu tả như thế nào? Hình ảnh đó xuyên suốt đoạn thơ gợi lên cho anh/chị những suy nghĩ gì?

Câu 4. Anh/chị cảm nhận như thế nào về tình yêu quê hương của tác giả được bộc lộ trong khổ thơ cuối? Từ đó nêu suy nghĩ của anh/chị về lòng yêu nước của thanh niên thời hiện đại. Trảlời trong khoảng 5-7 dòng.

Trả lời

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm

Câu 2. Các thành phần (có ai ngờ), (thương quá đi thôi), (khó nói lắm anh ơi!) là thành phần phụ chú của câu.

Câu 3. Hình ảnh cô bé nhà bên được miêu tả qua nụ cười khúc khích và vẻ thẹn thùng “nép sau cửa”.

Hình ảnh cô bé nhà bên luôn hiện diện trong tâm trí nhà thơ thể hiện nỗi nhớ thường trực của người chiến sĩ. Tuy rằng chiến đấu ngoài tiền tuyến nhưng không lúc nào nguôi nỗi nhớ thương về quê nhà mà ở đó hình ảnh cô bé nhà bên - điều thân thuộc với tác giả nhất trở thành trung tâm của nỗi nhớ mong. Hơn nữa, đây cũng là hình ảnh xuyên suốt bài thơ nhằm thể hiện sự tự nguyện cống hiến của tuổi trẻ cho công cuộc giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Câu 4. 

Tình yêu quê hương của tác giả được thể hiện trong khổ thơ cuối: Tình yêu quê hương đã được thay đổi. Xưa yêu quê hương vì đây là nơi mà nhà thơ sinh ra, lớn lên; là nơi gắn liền với những kỉ niệm thời thơ ấu của tác giả. Nay, yêu quê hương không chỉ vì đây là mảnh đất đã gắn bó với tác giả, mà hơn hết, quê hương ngày hôm nay là quê hương mà biết bao thế hệ đã ngã xuống, đánh đổi xương máu để giành lại từ tay quân thù.

Suy nghĩ của anh/chị về lòng yêu nước của thanh niên thời hiện đại.


Quê hương Giang Nam Đọc hiểu - Đề số 4

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

" Hòa bình tôi trở về đây

Vẫn mái trường xưa, bãi mía, luống cày

Lại gặp em

Thẹn thùng nép sau

Vẫn khúc khích cười khi tôi hỏi nhỏ

Chuyện chồng con( khó nói lắm anh ơi)

Tôi nắm bàn tay nhỏ nhắn ngậm ngùi

Em vẫn để yên trong tay tôi nóng bỏng

Hôm nay nhận được tin em

Không tin được dù nó là sự thật

Giặc bắn em rồi quăng mất xác

Chỉ vì em là du kích em ơi!

Đau xé lòng tôi, chết nửa con người.

( Quê hương_ Giang Nam)

1. Đoạn thơ trên viết theo thể thơ nào? Nêu ít nhất 2 đặc điểm của thể thơ ấy.

2. Nêu PTBĐ được sử dụng trong đoạn thơ và cho biết phương thức nào là chính?

3. Trong câu thơ " Chuyện chồng con( khó nói lắm anh ơi)" bộ phận trong ngoặc đơn là thành phần gì?

Trả lời

1. Thể thơ: tự do

Đặc điểm của thể thơ ấy: số tiếng trong các câu thơ không đều nhau, cả đoạn thơ là một mạch cảm xúc phóng túng, không phân chia thành các khổ thơ đều đặn về số câu.

2. PTBĐ của đoạn thơ:

- Phương thức tự sự: đọc đoạn thơ có thể tóm gọn được câu chuyện, có nhân vật, có sự kiện, có diễn biến.

- Phương thức biểu đạt (hay trữ tình) là phương thức chính của đoạn thơ vì đây là một tác phẩm thuộc loại trữ tình cho nên những yếu tố kể(tự sự) có tác dụng góp phần biểu đạt cảm xúc của tác giả về đối tượng được đề cập đến trong bài

3. Trong câu thơ " chuyện chồng con (khó nói lắm anh ơi)",bộ phận trong ngoặc đơn là thành phần chêm xen. Đây là lời của cô gái được xen vào mạch kể và mạch trữ tình của bài thơ. Nó vừa thể hiện rất đúng sự e lệ của một người con gái đang yêu mà không biết làm sao bộc lộ tình cảm trước người mình yêu; đồng thời, nhờ sử dụng thành phần chêm xen mà giọng thơ trở nên phong phú hơn: trong một câu thơ, nghe cất lên tiếng nói của hai nhân vật.


Quê hương Giang Nam Đọc hiểu - Đề số 5

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 5 đến câu 8: 

Hòa bình tôi trở về đây 

Vẫn mái trường xưa, bãi mía, luống cày 

Lại gặp em

Thẹn thùng nép sau cánh cửa

Vẫn khúc khích cười khi tôi hỏi nhỏ

Chuyện chồng con (khó nói lắm anh ơi!)

Tôi nắm bàn tay nhỏ nhắn ngậm ngùi

Em vẫn để yên trong tay tôi nóng bỏng

Hôm nay nhận được tin em

Không tin được dù đó là sự thật

Giặc bắn em rồi quăng mất xác

Chỉ vì em là du kích em ơi!

Đau xé lòng tôi, chết nửa con người.

(Trích Quê hương – Giang Nam, sách Tình bạn tình yêu Thơ, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1987, tr. 255-256)

Câu 1. Đoạn thơ trên viết bằng thể thơ nào? Dựa vào đâu để biết được điều ấy? 

Câu 2. Nêu các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn thơ và cho biết phương thức nào là chính? Tại sao?

Câu 3. Trong câu thơ Chuyện chồng con (khó nói lắm anh ơi!), bộ phận trong ngoặc đơn là thành phần gì? Phân tích giá trị nghệ thuật của thành phần đó.

Câu 4. Viết một đoạn văn (không quá 10 câu) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về vấn đề: Nỗi đau mất mát trong chiến tranh. 


Quê hương Giang Nam Đọc hiểu - Đề số 6

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4:

“Cô bé nhà bên (có ai ngờ !)

Cũng vào du kích

Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích

Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi)”

(Trích “Quê hương” - Giang Nam)

Câu 1. Đoạn thơ trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?

Câu 2. Biện pháp nghệ thuật gì được sử dụng ở hai cụm từ trong ngoặc đơn và nêu ý nghĩa?

Câu 3. So sánh hai cách diễn đạt sau “thương thương quá đi thôi” và “thương quá đi thôi”?

Câu 4. Viết đoạn văn (5-7 câu) trình bày cảm nhận của em về hình ảnh cô gái trong đoạn thơ trên.

Trả lời:

Câu 1: Phương thức biểu đạt trong bài thơ là biểu cảm.

Câu 2:

Biện pháp nghệ thuật gì được sử dụng ở hai cụm từ trong ngoặc đơn là nghệ thuật dùng từ diễn tả cảm xúc của tác giả. Nó có ý nghĩa giúp tác giả bộc lộ cảm xúc, tình cảm với cô gái du kích.

icon-date
Xuất bản : 02/06/2022 - Cập nhật : 19/11/2022