logo

Đọc hiểu Nghe tiếng giã gạo

Tuyển tập Bộ đề Đọc hiểu Nghe tiếng giã gạo hay nhất. Tổng hợp, sưu tầm các đề Đọc hiểu Nghe tiếng giã gạo đầy đủ nhất.


Đọc hiểu Nghe tiếng giã gạo - Đề số 1

Anh (chị ) hãy đọc hai văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Gạo đem vào giã bao đau đớn,

Gạo giã xong rồi, trắng tựa bông;

Sống ở trên đời người cũng vậy,

Gian nan rèn luyện mới thành công.

(Nghe tiếng giã gạo – Hồ Chí Minh )

Không có việc gì khó

Chỉ sợ lòng không bền

Đào núi và lấp biển

Quyết chí ắt làm nên

(Trích Một số lời dạy và mẩu chuyện về tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh – NXB Chính trị Quốc gia )

Câu 1: Cả hai văn bản trên đều thuộc phong cách ngôn ngữ nào ?

Câu 2: Nghệ thuật tương phản được sử dụng trong những câu thơ nào của văn bản thứ nhất?

Câu 3: Giải thích ý nghĩa của từ/cụm từ : “đào núi”, “lấp biển”, “chí”  trong văn bản thứ hai.

Câu 4: Hãy chỉ ra 02 điểm tương đồng trong lời khuyên của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở hai văn bản trên?

Lời giải

Câu 1: Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

Câu 2: Nghệ thuật tương phản được sử dụng trong các câu thơ sau:

- Gạo đem vào giã bao đau đớn,

Gạo giã xong rồi, trắng tựa bông

- Gian nan rèn luyện mới thành công

Câu 3: Ý nghĩa của các từ/cụm từ:

– “Đào núi”, “lấp biển” : tượng trưng cho những việc vô cùng khó khăn, vất vả, tưởng chừng như không thể làm được.

– “Chí”: ý chí, nghị lực

Câu 4: HS có thể diễn đạt khác nhau nhưng phải nhấn mạnh 02 điểm tương đồng trong số các ý sau:

– Ý chí bất bại và tinh thần vượt khó

– Tinh thần lạc quan

–  Nghệ thuật tương phản …

Bộ đề Đọc hiểu Nghe tiếng giã gạo hay nhất

Đọc hiểu Nghe tiếng giã gạo - Đề số 2

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Gạo đem vào giã bao đau đớn,

Gạo giã xong rồi, trắng tựa bông;

Sống ở trên đời người cũng vậy,

Gian nan rèn luyện mới thành công.

(Nghe tiếng giã gạo – Hồ Chí Minh )

Câu 1: Hãy cho biết phương thức biểu đạt chính và nội dung của đoạn trích?

Câu 2: Hãy cho biết thông điệp mà văn bản muốn truyền tải?

Câu 3: Tìm 1 trợ từ có trong đoạn trích và nêu tác dụng.

Lời giải:

Câu 1: 

- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm

- Nội dung của đoạn trích: qua hình ảnh những hạt gạo phải chịu bao đau đớn kể cả để giã để xây mới trở nên tươi đẹp thì con người cũng vậy, muốn thành công thì phải kiên trì nhẫn nại

Câu 2: Thông điệp mà văn bản muốn truyền tải là: để thành công con người phải thật kiên trì, nhẫn nại thì mới vượt qua khó khăn thử thách.

Câu 3: Trợ từ: “cũng vậy” 

Tác dụng là: dùng để khẳng định.


Đọc hiểu Nghe tiếng giã gạo - Đề số 3

Đọc bài thơ và trả lời các câu hỏi:

Gạo đem vào giã bao đau đớn,

Gạo giã xong rồi, trắng tựa bông;

Sống ở trên đời người cũng vậy,

Gian nan rèn luyện mới thành công.

(Nghe tiếng giã gạo – Hồ Chí Minh )

 

Câu 1. Nội dung bài thơ.

Câu 2. Đọc bài thơ trên em nhớ đến bài thơ nào trong chương trình văn 8 học kỳ II.

Câu 3. Nêu ý nghĩa triết lí của bài thơ em vừa tìm thấy.

Lời giải

Câu 1:

Gạo đem vào giã bao đau đớn

Gạo giả xong rồi trắng tựa bông

Bác nêu lên một hiện thực thông thường, ai cũng có thể nhìn thấy, quan sát, kiểm nghiệm được: Hạt gạo được xay giã và trở nên trắng đẹp, tinh khiết. Ý thơ không chỉ dừng lại ở đây mà đi xa hơn. Tuy Bác chưa bộc lộ trực tiếp ở hai câu đầu, nhưng ý thơ đã được chuẩn bị sẵn sàng và công việc chuẩn bị đó được thể hiện qua thủ pháp nhân hóa: Gạo cũng "đau đớn" trong quá trình xay giả.

Từ một hiện tượng cụ thể, để thấy, dễ nhìn, dễ quan sát kiểm nghiệm ấy, Bác nâng lên ý khái quát :

Sống ở trên đời nguời cũng vậy

Gian nan rèn luyện mới thằnh công

Tính chất triết lý đã bộc lộ rõ và toàn bộ ý nghĩa của bài thơ đọng lại ở câu cuối cùng. Chữ "thành công" mà Bác dùng ở đây mang một ý nghĩa rộng và nhiều mặt: Việc đạt tới những kết quả tốt đẹp trong sự nghiệp chinh trị, trong việc tiếp thu và phát huy tri thức cúa nhân loại, trong tu dưỡng đạo đức tác phong...

Nghĩa là tất cả nhũng khó khăn gian khổ đều phái trài qua một quá trình lâu dài phấn dấu, phải được tôi luyện với những thứ thách ghê gớm, kể cả những lúc gặp thất bại hay những lúc phải hi sinh cả tính mạng... đều phải vượt qua mới đi đến thành công, thắng lợi.

Câu 2:

Em nhớ đến bài tức cảnh Pác Bó.

Câu 3:

Tức cảnh Pác Bó là một bài thơ tứ tuyệt rất giản dị nhưng rất hàm súc, ý nghĩa thật sâu xa. Lời thơ pha giọng vui đùa cho ta thấy tinh thần lạc quan, phong thái ung dung cả Bác Hồ trong cuộc sống đầy gian khổ ở núi rừng Việt Bắc. Tinh thần ấy đã giúp Bác vượt qua mọi khó khăn gian khổ để lãnh đạo cách mạng Việt Nạm giành thắng lợi vẻ vang.

icon-date
Xuất bản : 21/10/2021 - Cập nhật : 21/10/2021