logo

"Tam giác mậu dịch" là khái niệm dùng để chỉ

Vào cuối thế kỷ XV, sau khi xâm chiếm xong lục địa châu Mỹ, thực dân châu Âu đã cho xây dựng rất nhiều trang trại và khai thác các mỏ vàng... để mang về chính quốc. Vì vậy, họ cần rất nhiều lao động nhưng do người da đỏ bỏ trốn và phản kháng quyết liệt nên thực dân Bồ Đào Nha đã nghĩ tới việc buôn bán nô lệ để kiếm lời. "Tam giác mậu dịch" là khái niệm dùng để chỉ Con đường mua bán nô lệ.


Câu hỏi: "Tam giác mậu dịch" là khái niệm dùng để chỉ...

A. Con đường mua bán nô lệ

B. Vòng tuần hoàn sinh lời của nền kinh tế châu Âu

C. Con đường trao đổi hàng hóa

D. Tất cả đều sai 

Đáp án đúng là: A. Con đường mua bán nô lệ


Giải thích của giáo viên Toploigiai về lý do chọn đáp án A

"Tam giác mậu dịch" là khái niệm dùng để chỉ Con đường mua bán nô lệ. Buôn bán nô lệ Đại Tây Dương hoặc buôn bán nô lệ xuyên Đại Tây Dương liên quan đến việc vận chuyển những người nô lệ chủ yếu từ châu Phi đến châu Mỹ. Việc buôn bán nô lệ này thường xuyên sử dụng con đường buôn bán hình tam giác & đường trung tuyến của nó, và tồn tại từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 19.

"Tam giác mậu dịch" là khái niệm dùng để chỉ Con đường mua bán nô lệ

- Việc mua bán nô lệ diễn ra như thế nào?

Trong lịch sử, buôn bán nô lệ da đen thời kỳ trên Đại Tây Dương được các quốc gia phương Tây tiến hành từ khá sớm. Từ 1440-1640, hoạt động này chủ yếu nằm dưới sự độc quyền của người Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha. Tuy nhiên, kể từ sau năm 1660, khi quyền lực của dòng họ Stuart được phục hồi, cùng với sự trỗi dậy của sức mạnh trên biển, nước Anh vươn lên làm chủ hoạt động buôn bán nô lệ trong tam giác mậu dịch thương mại Đại Tây Dương. Bài viết này, dựa trên nghiên cứu của các học giả phương Tây, sẽ mô tả và phân tích những nét chính về hoạt động buôn bán nô lệ của Anh trên Đại Tây Dương từ năm 1660 cho đến khi tuyên bố thủ tiêu chế độ buôn bán nô lệ vào năm 1807. Qua đó, phân tích những tác động, hệ quả của hoạt động buôn bán nô lệ đối với chủ nghĩa tư bản nói chung và nền kinh tế Anh nói riêng.

Người Bồ Đào Nha sang châu Phi lùng bắt người da đen mang đến châu Mỹ bán như một món hàng và lịch sử gọi là buôn bán nô lệ da đen. Chuyến hàng đầu tiên cập bến Haiti, châu Mỹ vào năm 1502. Tại đây, những người da đen bị ném vào các hầm mỏ, trang trại làm việc không công và bị bọn chủ đánh đập dã man nếu phản kháng. Nhận thấy, việc buôn bán nô lệ kiếm lời nhanh chóng nên thực dân châu Âu đã tổ chức các đội quân sang châu Phi săn lùng người da đen bán sang châu Mỹ làm nô lệ. Ban đầu, các đội quân săn người hoạt động ở khu vực ven biển phía Tây châu Phi. Chúng công khai đốt phá làng mạc, bắt tất cả người da đen từ trẻ em đến phụ nữ... mang đi bán. Người da đen tổ chức chống trả quyết liệt và di cư sâu vào nội địa, rừng rậm để lẩn trốn. Bọn thực dân dùng rượu, bánh kẹo, vải vóc và súng đạn cùng một số nhu yếu phẩm để hối lộ các tù trưởng và xúi giục các bộ lạc đánh nhau. Khi các bộ lạc giao chiến thì chiến lợi phẩm của họ là những tù binh bắt được. Những tù binh này được kẻ thắng trận mang đổi lấy súng đạn, thực phẩm, rượu, bánh kẹo... Bọn thực dân đưa nô lệ xuống tàu chở sang châu Mỹ bán. Hành trình từ châu Phi sang châu Mỹ thường kéo dài nhiều tháng trời. Những nô lệ da đen bị nhốt trong hầm tối chật chội, bị đánh đập, bỏ đói nên hàng triệu người đã bỏ mạng giữa biển khơi.


- Con đường mua bán nô lệ - Tam giác mậu dịch

Năm 1492, sau khi Columbus “khám phá” ra châu Mĩ và tuyến đường mới tới Ấn Độ vào năm 1497 bởi Vasco de Gama thì quá trình buôn bán Đông - Tây diễn ra tấp nập hơn trƣớc rất nhiều. Trên Đại Tây Dương đã dần hình thành nên Tam giác mậu dịch buôn bán nô lệ giữa châu Phi - châu Mĩ - châu Âu. Điều này đã làm sống lại việc buôn bán nô lệ đã bị thủ tiêu từ lâu.

>>> Xem thêm: Vương quốc Dahomey thời kỳ mua bán nô lệ là quốc gia nào ở châu Phi ngày nay?

icon-date
Xuất bản : 05/10/2022 - Cập nhật : 05/10/2022