logo

Tại sao ờ Việt Nam (có vĩ độ 8°30 B đến 23°23 B) vào mùa đông lúc giữa trưa Mặt Trời không bao giờ đứng bóng mà bị chếch về hướng nam...?


Vũ trụ. Hệ quả các chuyển động của Trái Đất

Câu 41: Tại sao ờ Việt Nam (có vĩ độ 8°30 B đến 23°23 B) vào mùa đông lúc giữa trưa Mặt Trời không bao giờ đứng bóng mà bị chếch về hướng nam? Khi nào có hiện tượng đứng bóng vào giữa trưa ở các nơi trên lãnh thổ Việt Nam và thời gian đó vào lúc nào?

Lời giải

– Hiện tượng Mặt Trời ở đúng đỉnh đầu lúc 12 giờ trưa (tia sáng mặt trời chiếu thẳng góc với tiếp tuyến ở bề mặt Trái Đất) được gọi là Mặt Trời lên thiên đỉnh. Hiện tượng này lần lượt chỉ xảy ra tại các địa điểm từ vĩ tuyến 23°27 N (ngày 22— 12) cho tới 23°27 B (ngày 22-6) rồi lại xuống vĩ tuyến 23°27 N.

– Nước ta nằm ở vĩ độ 8°30 B đến 23°23 B, nên bất cứ nơi nào trên lãnh thổ đều có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh 2 lần trong năm.

– Mặt Trời lên thiên đỉnh ở mọi nơi trên lãnh thổ Việt Nam trong khoảng thời gian từ ngày 23-24 tháng 4 đến ngày 20-21 tháng 8 (thời gian Mặt Trời lên thiên đỉnh phạm vi từ Xích đạo đến chí tuyến Bắc là ngày 21-3 đến ngày 23-9).

Cụ thể:

– Tại 8°30 B, Mặt Trời lên thiên đỉnh lần 1 vào ngày 25 tháng 4 và lần 2 vào ngày 20 tháng 8.

– Tại 23°23 B, Mặt Trời lên thiên đỉnh lần 1 vào ngày 21 tháng 6 và lần 2 vào ngày 23 tháng 6.

– Vào mùa đông ở nước ta tương ứng với thời điểm Trái Đất hướng Nam bán cầu về phía Mặt Trời (thời gian Mặt Trời lên thiên đỉnh phạm vi từ Xích đạo đến chí tuyến Nam: ngày 23-9 đến ngày 21-3) nên vào giữa trưa (mùa đông) Mặt Trời không nằm thẳng trên đỉnh đầu mà hơi chếch về phía nam.

– Mặt Trời càng di động biểu kiến xuống gần chí tuyến Nam thì độ chếch càng lớn.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021