Công nghệ sinh học là lĩnh vực đa ngành và liên ngành, gắn kết với nhiều lĩnh vực trong sản xuất và cuộc sống như: chọn tạo giống cây trồng vật nuôi mang các đặc tính mới (trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy hải sản); chế biến và bảo quản thực phẩm; sản xuất các chế phẩm sinh học sử dụng trong nông nghiệp, thuốc bảo vệ thực vật; ứng dụng trong y học và dược phẩm, chẩn đoán bệnh; xử lý ô nhiễm môi trường, rác thải…
Trong nông nghiệp, công nghệ sinh học được nghiên cứu để ứng dụng trong việc ứng dụng công nghệ vi sinh nhằm cải thiện hệ thống tiêu hóa, nâng cao năng suất vật nuôi; hay phát triển các giống cây trồng biến đổi gen, tăng sức đề kháng của cây đối với sâu bệnh và cỏ dại,… góp phần mang đến cơ hội tiếp cận nguồn thực phẩm phong phú, bổ dưỡng và thu nhập cao hơn cho người dân cũng như bảo vệ môi trường đất và nước nhờ việc giảm sử dụng thuốc trừ sâu và các chất hóa học. Trong dược học, việc nghiên cứu, chủ động sản xuất vắc-xin giúp tăng cường khả năng miễn dịch của con người chống lại các tác nhân gây bệnh nguy hiểm như SARS, cúm gia cầm, virus viêm gan..., hay các chế phẩm sinh học hỗ trợ điều trị bệnh chính là những thành tựu của công nghệ sinh học trong lĩnh vực dược học. Nổi bật nhất là các loại dược phẩm có nguồn gốc từ dược liệu thiên nhiên trong nước như cao dây thìa canh giúp kiểm soát đái tháo đường, chiết xuất hạt cần tây trong hỗ trợ điều trị bệnh gút, tỏi đen với công dụng giảm cholesterol và mỡ máu...
Tiếp nối những thành tựu công nghệ sinh học ở thể kỉ XX, ở thế kỉ XXI công nghệ sinh học đã có những bước tiến vượt bậc:
- Công nghệ sinh học đã và đang làm thay đổi mạnh mẽ trên nhiều phương diện, nhiều lĩnh vực đời sống, xã hội, không chỉ ở trong nước mà còn ở bình diện quốc tế.
- Nhiều công trình nghiên cứu, sản phẩm của ngành Công nghệ sinh có tính ứng dụng cao và đã trở nên phổ biến trong đời sống xã hội được mọi người tin dùng và sử dụng như: tạo ra các giống cây trồng, vật nuôi mới cho năng suất và chất lượng, hiệu quả kinh tế cao, các loại enzyme trong việc tạo ra những sinh phẩm phục vụ điều trị bệnh, và những chế phẩm vi sinh ứng dụng trong xử lý môi trường.
==> Vì ở thế kỉ XXI, ngành Công nghệ sinh học đang rất phát triển và có nhiều ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như nông nghiệp (tạo ra các chế phẩm nông nghiệp; các cây trồng, vật nuôi chống chịu bệnh,..), trong y học (vaccine, kháng thể, hormone,...), trong bảo vệ môi trường (tạo ra các loại nhựa phân hủy sinh học, nhiên liệu sinh học,...).....
Ngày 10.9, Cục Thông tin KH-CN quốc gia tổ chức Chợ công nghệ và thiết bị chuyên ngành sinh học (Biotechmart 2019) tại Sàn giao dịch thông tin, công nghệ và thiết bị (Cục Thông tin KH-CN quốc gia). Theo TS Trần Đắc Hiến – Cục trưởng Cục Thông tin KH-CN quốc gia, những năm vừa qua, công nghệ sinh học đã và đang làm thay đổi mạnh mẽ trên nhiều phương diện, nhiều lĩnh vực đời sống, xã hội, không chỉ ở trong nước mà còn ở bình diện quốc tế.
Chính vì vậy, trên một phương diện nhất định, nhiều người đã coi thế kỷ 21 là thế kỷ của công nghệ sinh học. TS Trần Đắc Hiến cho biết ở Việt Nam, lĩnh vực công nghệ sinh học được pháp luật Việt Nam quy định là một trong những lĩnh vực công nghệ cao, ưu tiên đầu tiên nghiên cứu phát triển và ứng dụng.
Công nghệ sinh học đã và đang làm thay đổi thế giới trong nhiều lĩnh vực như y tế, dược phẩm, nông nghiệp, môi trường… Được biết, Chính phủ cũng đã ban hành kế hoạch tổng thể về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học đến năm 2020 và kế hoạch xây dựng 3 Trung tâm công nghệ sinh học quốc gia từ nay đến năm 2025. Việc phê duyệt kế hoạch tổng thể này khuyến khích các doanh nghiệp thành lập và phát triển sản xuất, dịch vụ liên quan đến công nghệ sinh học.
Thành công bước đầu này phải ghi công cho những nỗ lực đóng góp của các nhà khoa học trong lĩnh vực công nghệ sinh học. Bởi so với các nước tiên tiến, đầu tư cho công nghệ sinh học của Việt Nam còn khiêm tốn, điều kiện làm việc cũng như chế độ tiền lương cho các nhà khoa học còn hạn chế, song các nhà khoa học hoạt động trong lĩnh vực này đã chủ động, sáng tạo để nâng cao năng lực chuyên môn và đóng góp ngày càng nhiều cho sự phát triển kinh tế-xã hội, với nhiều kết quả được đánh giá cao không chỉ trong nước mà còn cả ở tầm quốc tế.
Công nghệ sinh học đã và đang làm thay đổi thế giới. Chính vì vậy mà nhiều tổ chức và chuyên gia trên thế giới đã khẳng định thế kỷ 21 là thế kỷ của công nghệ sinh học. Và đây cũng là một trong những ngành được ưu tiên trong phát triển khoa học và công nghệ của Việt Nam.