logo

Tác giả - Tác phẩm: Tự học - một thú vui bổ ích (Tóm tắt, nội dung, nghệ thuật, HCST, sơ đồ tư duy)

Khái quát Tác giả - Tác phẩm: Tự học - một thú vui bổ ích bao gồm hoàn cảnh sáng tác, thể loại, bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, đặc sắc nghệ thuật tác phẩm Tự học - một thú vui bổ ích - SGK Chân trời sáng tạo Văn 7

Tự học - một thú vui bổ ích


I. Giới thiệu tác giả Nguyễn Hiến Lê

Nguyễn Hiến Lê tự là Lộc Đình, sinh ngày 8 tháng 1 năm 1912 tại Hà Nội (giấy khai sinh ghi ngày 8-4-1912), quê làng Phương Khê, phủ Quảng Oai, tỉnh Sơn Tây (trước đây). Ông xuất thân trong một gia đình Nho học, thân phụ, bác ruột tham gia phong trào Duy Tân ở trường Đông Kinh Nghĩa thục bị thực dân truy nã, lẻn vào Sài Gòn rồi ẩn mình ở Đồng Tháp Mười. Từ đó, bác ông lập nghiệp luôn ở miền tây Nam Bộ. Thuở nhỏ, Nguyễn Hiến Lê học ở Trường tiểu học Yên Phụ, Trường Bưởi, Trường Cao Đẳng Công chánh (Hà Nội). Năm 1934 tốt nghiệp được bổ làm việc tại các tỉnh miền tây Nam Bộ, kể từ đó ông làm việc và định cư luôn ở miền Nam cho đến ngày qua đời. 

Tác giả - Tác phẩm: Tự học - một thú vui bổ ích (Tóm tắt, nội dung, nghệ thuật, HCST, sơ đồ tư duy)

Năm 1935 bắt đầu viết du ký, tiểu luận, dịch thuật các tác phẩm văn chương, đến năm 1945 ông có đến hàng chục tác phẩm, nhưng đã thất lạc trong những ngày đầu kháng chiến chống Pháp. Vì ông từng làm nhân viên Sở Công Chánh thuộc ngành Thủy Lợi (Hydraulique) thường đi thực địa ở các tỉnh miền Hậu Giang, Tiền Giang nên biết tường tận về đất đai và con người ở các địa phương thuộc khu vực này. 

Sau Cách mạng tháng tám, rồi toàn quốc kháng chiến, ông bỏ đời sống công chức, tản cư về Đồng Tháp, Long Xuyên, rồi đi dạy học. Năm 1952 thôi dạy, lên Sài Gòn sinh sống bằng ngòi bút và chuyên tâm vào công tác văn hóa.

 Tác phẩm đầu tay của ông là một cuốn du ký khoa học có tên là Bảy ngày trong Đồng Tháp Mười tuy mỏng mà tác giả đã bỏ ra nhiều công sức. Nguyên sách được viết nhân một chuyến về Hà Nội thi lấy bằng kỹ sư do đề nghị của Chủ nhiệm kiêm chủ bút báo Thanh Nghị (Vũ Đình Hòe), sách viết xong nhưng gởi ra Hà Nội không được (vì chiến tranh), bản thảo bị mất trong Đồng Tháp Mười, năm 1954 ông viết lại xuất bản trong năm đó và được tái bản nhiều lần. Từ đó hằng năm ông có đôi ba tác phẩm ra mắt công chúng độc giả. 

Ngòi bút Nguyễn Hiến Lê đề cập đến nhiều lĩnh vực, mà ở lĩnh vực nào cũng có căn cứ khoa học, am tường cặn kẽ về các đối tượng, sâu sắc về các vấn đề được nhắc tới và không thiếu tính nghệ thuật.


 II. Khái quát tác phẩm Tự học - một thú vui bổ ích


1. Hoàn cảnh sáng tác

Văn bản Tự học – một thú vui bổ ích được in trong Tự học – một nhu cầu thời đại, NXB Văn hóa – thông tin, Hà Nội, 2007

Tác giả - Tác phẩm: Tự học - một thú vui bổ ích (Tóm tắt, nội dung, nghệ thuật, HCST, sơ đồ tư duy)

2. Thể loại

Văn nghị luận là thể loại văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng nào đó đối với các sự việc, hiện tượng trong đời sống hay trong văn học bằng các luận điểm, luận cứ và lập luận.


3. Bố cục

Văn bản được chia thành 3 phần: 

- Phần 1 (từ đầu đến “nó là một cái thú”): Giới thiệu về tự học

- Phần 2 (tiếp theo đến “đọc sách một giờ mà không hết buồn”): Tác dụng của tự học

- Phần 3 (còn lại): Tầm quan trọng của tự học


4. Tóm tắt 

Tự học là cần thiết, nhưng không phải là sự bắt buộc. Đầu tiên, tác giả so sánh thú tự học như thú đi chơi bộ. Tự học được ví như một cuộc du lịch bằng trí óc nhưng say mê gấp trăm lần đi du lịch bằng chân. Và cuộc du lịch ấy cũng tự do, ta muốn đi đâu thì đi, ngừng đâu thì ngừng. Tự học cũng khiến ta hết âu sầu. Quan trọng hơn, tự học là một thú vui thanh nhã, nâng cao tâm hồn con người.


5. Giá trị nội dung

Văn bản giúp người đọc nhận ra được tầm quan trọng của tự học: tự học là sự cần thiết nhưng không bắt buộc, giúp ta hoàn toàn tự do, tự chủ giống như cái thú đi chơi bộ, một cuộc du lịch bằng trí óc, một thú vui thanh nhã.


6. Đặc sắc nghệ thuật 

- Ngôn ngữ giản dị, gần gũi

- Lối viết hấp dẫn, thuyết phục

- Dẫn chứng cụ thể, sinh động, thể hiện sự hiểu biết sâu rộng của tác giả


7. Tác phẩm Tự học - một thú vui bổ ích

Tư học là cần thiết, nhưng không phải là một sự bắt buộc, ta hoàn toàn tự do, tự chủ, nhờ vậy nó là một cái thú.

Trước hết, cái thú tự học cũng giống cái thủ đi chơi bộ ây. Tự học cũng như một cuôc du lịch, du lịch bằng trí óc, một cuộc du lịch say mẽ gấp trăm lần du lịch bán chân, vị nó là du lịch trong không gian lần thời gian. Những sư hiểu biết của loài người là một thế giới mênh mông. Kế làm sao hết được những vật hữu hình và võ hình mà ta sẽ thấy trong cuộc du lịch bằng sách vở? 

Ta cũng được tự do, muốn đi đầu thú đi, ngừng đầu ti ngừng. Bạn thích cải xã hội ở đời Đường bên Trung Quốc thi đã có những thú nhân đại tài tả viên Dạ minh châu của Đường Minh Hoàng, khúc Nghê thường vũ y của Dương Quý Phi cho bạn biết. Tôi thích nghiên cứu đời con kiến, con sâu - mỗi vật là cả một thế giới huyền bí đây, bạn a - thì đã có J.H. Pha-bơ-rê (J. H. Fabre) và hàng chục nhà sinh vật học khác sẵn sàng kể chuyện cho lỗi nghe một cách hóm hình hoặc thú vị. 

Hơn nữa, tự học quả là một phương thuốc trị bệnh âu sầu. Theo bác sĩ E. Gờ-ron-nơ-veo (E. Groenevell), người Hà Lan, những bệnh nhân nào biết đọc sách cũng mau khoẻ mạnh hơn những bệnh nhân khác. Nhiều bác sĩ Anh và Pháp, sau lời tuyên bỏ đó, làm những bảng thống kê các bệnh nhân trong các bệnh viện và thừa nhận ông E. Gò-rơn-nơ-veo có lý

Khi đọc sách. ta thấy trong nỗi buồn khổ, lo lắng của người viết nỗi buồn khổ, lo lắng của ta và ta hiểu rằng chúng ta không phải cô độc trên thế giới này. Bất kì ta ở một tỉnh thẻ khắt khe, cham chát nào, mở sách ra là ta cũng gặp người đồng cảnh hay đồng bệnh mà đọc họ ta thầy ấm áp lại trong lòng: Biết bao danh sĩ? đã nhờ sự đọc sách, sự tự học mả khỏi chân đời. Mon-tin (Montagne) nói: “Sự tiếp Xúc với sách an ủi tôi trong cảnh giả và cô độc. Những nỗi đau khô nhờ đó mà bớt nhói.  Muôn điêu khiến, tôi chỉ có cách đọc sách”. Còn Mông-te-xki-ơ (Montesquieu) thì nhận: “Tôi chưa lần này buồn rầu đến nối đọc sách một giờ mà hết buồn” 

Quan trọng hơn cả, tự học còn là một thú vui rất thanh nhã, nỏ nâng cao tâm hồn ta lên. Ta vui vì thầy khả năng của ta đã thăng tiễn và ta giúp đời nhiều hơn trước. Một thầy ký!, một bác nông phu. bất kỉ hạng người nào, nền chịu học hỏi tìm kiem, cũng có thể cải thiện phương pháp làm việc của mình, và giảng giải những kinh nghiệm của mình cho người khác. Sau củng. còn gì vui bằng tìm tòi và khám phá: Pat-xơ-tơ? (Pasteu), Anh-xơ-tlt (EinsteHÙ, hai vợ chồng Kerr (Cune) và hàng trăm nhà bác học khác, suốt đời nghèo nàn mà lúc nào cũng mãn nguyện hơn những vua chúa trên ngai vàng; cả tháng cả năm tự giam trong phòng thí nghiệm, không hè biết những tiêu khiển của người đời mà thấy thời giờ trôi qua văn quá man, là nhờ thú tự học tìm tời của họ.

(Tự học - một nhu cầu thời đại, NXB Văn hoá thông tin, Hà Nội, 2007)


8. Sơ đồ tư duy

Tác giả - Tác phẩm: Tự học - một thú vui bổ ích (Tóm tắt, nội dung, nghệ thuật, HCST, sơ đồ tư duy)

III. Câu hỏi vận dụng kiến thức văn bản Tự học - một thú vui bổ ích

Câu hỏi 1: Em có nhận xét gì về những bằng chứng tác giả nêu ra trong đoạn trích dưới đây?

Quan trọng hơn cả, tự học còn là một thú vui rất thanh nhã, nó nâng cao tâm hồn ta lên. Ta vui vì thấy khả năng của ta đã thăng tiến và ta giúp đời nhiều hơn trước. Một thầy kí, một bác nông phu, bất kì hạng người nào, nếu chịu học hỏi tìm kiếm, cũng có thể cải thiện phương pháp làm việc của mình, và giảng giải những kinh nghiệm của mình cho người khác. Sau cùng, còn gì vui bằng tìm tòi và khám phá: Pat-xơ-tơ, Anh-xơ-tanh, hai vợ chồng Kiu-ri và hàng trăm nhà bác học khác, suốt đời nghèo nàn mà lúc nào cũng mãn nguyện hơn những vua chúa trên ngai vàng; cả tháng cả năm tự giam trong phòng thí nghiệm, không hề biết những tiêu khiển của người đời mà thấy thời giờ trôi qua vẫn quá mau, là nhờ thú tự học tìm tòi của họ.

Lời giải: 

- Đoạn trích có hai bằng chứng: bằng chứng thứ nhất về thầy kí, bác nông phu là những sự việc tiêu biểu, quen thuộc trong đời sống, khẳng định rằng dù bất kì ai chỉ cần tìm tòi, học tập thì sẽ tiến bộ và có thể cống hiến cho xã hội. Bằng chứng thứ hai là về các nhà khoa học nổi tiếng có sức ảnh hưởng và quá trình tự học của họ.

=> Vì vậy những bằng chứng này có tác dụng làm rõ cho ý kiến của người viết, dễ dàng được người đọc tin tưởng, tiếp nhận, nhờ đó thực hiện mục đích của văn bản là thuyết phục người đọc về những lợi ích của việc tự học.

Câu hỏi 2: Những dấu hiệu nào giúp em nhận ra Tự học – một thú vui bổ ích là văn bản nghị luận về một vấn đề đời sống?

Lời giải: 

Những dấu hiệu giúp em nhận ra Tự học - một thú vui bổ ích là văn bản nghị luận về một vấn đề đời sống:

- Người viết thể hiện rõ ý kiến với vấn đề cần bàn luận.

- Lí lẽ, bằng chứng cụ thể, rõ ràng, cách triển khai logic, mạch lạc.

Câu hỏi 3: Văn bản trên được viết nhằm mục đích gì?

Lời giải: 

Mục đích: Bàn luận về lối tự học.

>>> Xem trọn bộ: Tác giả - Tác phẩm Văn 7 Chân trời sáng tạo

-----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Khái quát về Tác giả - Tác phẩm: Tự học - một thú vui bổ ích trong bộ SGK Chân trời sáng tạo theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài giới thiệu về tác giả tác phẩm các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt! 

icon-date
Xuất bản : 11/07/2022 - Cập nhật : 29/07/2022