logo

Tác giả - Tác phẩm: Thương vợ (Hoàn cảnh sáng tác, Tóm tắt, Ý nghĩa, Giá trị nghệ thuật)


Thương vợ (Trần Tế Xương)


I - Tác giả

1. Tiểu sử

- Trần Tế Xương ( 1870- 1907) tên thật là Trần Duy Uyên đến khi đi thi Hương mới đổi là Trần Tế Xương, sau đổi lại là Trần Cao Xương

- Là người rất cá tính, ưa sống phóng túng, không thích khuôn sáo gò bó. Có lẽ vì vậy mà ông không thành công trên con đường khoa bảng

- Tú Xương sinh ra và lớn lên trong buổi đầu của chế độ thực dân nửa phong kiến, Nam Định- quê hương ông là bức tranh điển hình cho xã hội Việt Nam lúc giao thời, xuất hiện nhiều cảnh nhố nhăng, ô hợp

2 .Sự nghiệp sáng tác

- Các tác phẩm chính:

  + sáng tác của Tế Xương gồm hai mảng trào phúng và trữ tình

  + hiện còn khỏang 100 bài chủ yếu là thơ Nôm, văn tế và câu đối

- Phong cách sáng tác:

  + gồm hai mảng trữ tình và trào phúng nhưng trữ tình là cái gốc rễ còn trào phúng chỉ là cành lá

  + thơ bắt nguồn từ tâm huyết với dân, với nước, với đời

  + Tú Xương cũng đã Việt hóa sâu sắc thể thơ Nôm Đường luật, hình ảnh ngôn từ bình dị, đậm sắc thái dân gian và nóng hổi hơi thở đời sống


II. Tác phẩm

1. Nội dung ý nghĩa

- Thương vợ là bài thơ cảm động nhất trong chùm thơ văn câu đối về đề tài bà Tú

- Hình ảnh bà Tú tần tảo, chịu thương chịu khó hiện lên qua nỗi thương vợ của thi sĩ

- Tình cảm, thái độ của tác giả đối với vợ 

2. Giá trị nội dung

- Với tình cảm thương yêu quý trọng, tác giả đã ghi lại một cách chân thực xúc động hình ảnh người vợ tàn tảo, giàu đức hi sinh

3. Đặc sắc nghệ thuật

- Cảm xúc chân thành, lời thơ giản dị sâu sắc

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021