logo

Dàn ý phân tích bài thơ Thương vợ

          Tạo cho mình một cách học linh hoạt, có trình tự là vô cùng lợi thế và quan trọng. Trước mỗi một bài làm văn, nếu bỏ qua bước lập dàn ý sẽ là một thiếu sót dẫn đến những khó khăn trong quá trình làm và ảnh hưởng ở kết quả. Do đó Dàn ý phân tích bài thơ Thương vợ dưới đây sẽ là một gợi ý có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về cách thức lập dàn ý cũng như lợi ích của nó.

Dàn ý phân tích bài thơ Thương vợ | Văn mẫu 11 hay nhất


Mở bài Phân tích bài thơ Thương vợ

Giới thiệu tác giả, tác phẩm:

- “Ở Tế Xương con người yêu nước đã cho Tế Xương ý thức nuôi dưỡng tiếng nói dân tộc hay là ngược lại con người sành Nôm y tiếng mẹ đẻ ấy đã hình thành cho tâm hồn ái quốc đó. Chỉ biết rằng trong Tế Xương có cả ý thức và cả tiếng nói dân tộc”

- Sáng tác của Tế Xương thường kết hợp giữa trào lộng đùa vui với trữ tình thâm trầm thấm thía. Tiêu biểu là tác phẩm Thương vợ.


Thân bài Phân tích bài thơ Thương vợ

1. 6 câu thơ đầu: Chân dung bà Tú hiện lên qua nỗi lòng thương vợ của ông Tú.

* Hai câu đề

- Tú Xương sinh ra trong buổi giao thời là dấu nối đầy ấn tượng giữa nền văn học trung đại ở giai đoạn cuối chiều nhưng lại kết tinh hoa của nghìn năm với nền văn học cận hiện đại đang bắt đầu có dấu hiệu hình thành.

- Gánh nặng gia đình đè lên vai bà Tú để ông Tú rảnh rang thực hiện vai trò thư kí của thời đại. Chính vì lẽ đó ông Tú luôn tôn trọng vợ.

+ Nỗi vất vả của bà Tú hiện lên qua thời gian, không gian của cuộc mưu sinh buôn bán ngược xuôi. “Quanh năm” là hết ngày này qua ngày khác, tháng này đến tháng khác, năm này đến năm khác, kéo dài triền miên kéo bà vào vòng quay vô tận với cuộc vật lộn mưu sinh đầy vất vả.

+ “Nuôi đủ năm con với 1 chồng”: bà hiện lên với đức tính đảm đang tháo vác, chu đáo với chồng con. Nuôi đủ là vừa đủ không thừa không thiếu, chưa kể bản thân mình. Nhà thơ không gộp chung việc nuôi chồng và con mà tách riêng vì xưa nay việc nuôi con là chuyện thường tình nhưng ở đây người vợ còn nuôi cả chồng

→ Ông Tú coi mình là gánh nặng bằng 5 đứa con, một sự tôn trọng, biết ơn vợ rất đáng trân trọng, đáng quý.

⇒ Hai câu đầu gợi lên hình ảnh bà Tú là một người vợ tần tảo, đảm đang chịu thương chịu khó và tấm lòng biết ơn của Tú Xương với vợ.

- Tú Xương đã dũng cảm vứt bỏ nếp nghĩ cũ đề cao người đàn ông trân trọng người phụ nữ, ông đã phơi bày trước thiên hạ những thói sĩ diện hảo để tôn vinh người vợ.

* Hai câu thực

- Tú Xương miêu tả tăng tiến hơn nỗi vất vả cảu bà Tú.

+ “Lặn lội – eo sèo”, “thân cò – mặt nước”, “khi quãng vắng – buổi đò đông” đã gợi cảnh làm ăn vất vả của vợ. Vì chồng vì con mà bà Tú phải bon chen nơi chợ búa, một người con gái nhà giàu như bà Tú cũng phong trần lấm láp như ai không quản ngại nguy hiểm lo cho chồng cho con.

→ Tú Xương đã nói lên nỗi vất vả, nhọc nhằn của vợ bằng tình thương và sự cảm thông sâu sắc, giọng điệu xót thương. Hình ảnh bà Tú hiện lên càng đáng thương, càng nể trọng bao nhiêu thì Tú Xương lại càng thấy mình vô tích sự bấy nhiêu. Ông thấu hiểu, không phải vì ông vô trách nhiệm mà vì ông bế tắc giữa cuộc sống đầy rẫy chuyện đảo điên.

* Hai câu luận:

- Tú Xương lúc này đã nhập thân vào nhân vật để diễn tả một cách chân tình nỗi niềm sâu kín của bà Tú. Hai câu luận nói lên tấm lòng vị tha hi sinh với cha con ông Tú của bà Tú.

- “Âu đành phận – dám quản công” nhà thơ đã sử dụng thành công thành ngữ để nói chuyện bà Tú lấy ông Tú là cái duyên. Nhưng tại sao 1 cái duyên lại 2 cái nợ, ông tự nhận mình là cái nợ của đời bà, ông thương cảm cho bà và tự dằn vặt mình. Tuy nhiên người vợ không hề ý thức đó là sự hy sinh à Hình tượng bà Tú trở nên vị tha, nhân hậu hơn qua mỗi dòng thơ.

⇒ 6 câu thơ đầu bằng tình cảm của mình đối với vợ nhà thơ đã vẽ chân dung bà Tú đảm đang, hy sinh vì chồng con, chấp nhận vất vả, gian truân trong cuộc sống để đảm nhận vai trò trụ cột trong gia đình. Bà Tú mang vẻ đẹp điển hình của người vợ Việt Nam.

2. Hai câu kết: Hình ảnh ông Tú qua nỗi lòng thương vợ.

- Hai câu cuối giọng điệu thay đổi một cách đột ngột, người chồng bày tỏ thái độ của mình với chính mình. Câu thơ buộc ra tự nhiên như tiếng chửi nhưng lại ngậm ngùi như lời than vãn có sắc thái vui đùa chứa đựng ý tình sâu sắc cảm động.

- Chính tập tục phong kiến và hào lũy thành kiến bất công của Nho giáo đã không cho ông thương vợ một cách thiết thực nên ông mới viết thế.

→Tú Xương thể hiện sự nhận thức của một con người biết vượt lên cái hạn chế của tầng lớp và thời đại của mình để cảm thông với những kiếp người quanh mình. Vì thế tiếng chửi ấy không chỉ để dành trách mình mà còn để chửi cái xã hội lố lăng. Lời chửi càng khẳng định thêm tình cảm của ông Tú với bà Tú.

⇒ Bài thơ kết thúc thật độc đáo và bất ngờ vừa thấm đẫm cái bi, cái bất hạnh, cái đắng, cái hài hước. Đó không chỉ là bi kịch của Tú Xương mà còn là bi kịch của một thế hệ. Hai câu kết mở rộng từ tình thương vợ sang thái độ xã hội


Kết bài Phân tích bài thơ Thương vợ

- Bài thơ thể hiện tình yêu thương, sự biết ơn, trân trọng người vợ của Tú Xương. Qua đó là một thái độ chê bai, khinh thường cái xã hội đầy nhố nhăng lúc bấy giờ.

- Bài thơ thể hiện được tài năng, thái độ, cá tính của Tú Xương…

Tham khảo: Dàn ý + TOP 10 bài Phân tích bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021