logo

Tác giả - Tác phẩm: Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen (Tóm tắt, nội dung, nghệ thuật, HCST, sơ đồ tư duy)

Khái quát Tác giả - Tác phẩm: Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen bao gồm Giới thiệu tác giả hoàng Tiến Tựu và hoàn cảnh sáng tác, thể loại, bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, đặc sắc nghệ thuật tác phẩm Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen - SGK Chân trời sáng tạo Văn 7

Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen


I. Giới thiệu tác giả Hoàng Tiến Tựu

Tác giả Hoàng Tiến Tựu sinh năm 1933, mất năm 1998. Quê ở Thanh Hóa. Ông từng công tác và chủ nhiệm khoa Văn Đại học Sư phạm Vinh từ 1969 đến 1987. Ông là một nhà nghiên cứu văn học hàng đầu về chuyên ngành văn học dân gian với nhiều công trình nổi tiếng: 

+ Văn học dân gian Việt Nam

+ Bình giảng ca dao

+ Bình giảng truyện dân gian

Tác giả - Tác phẩm: Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen (Tóm tắt, nội dung, nghệ thuật, HCST, sơ đồ tư duy)

Theo PGS.TS. Biện Minh Điền: “Hoàng Tiến Tựu là chuyên gia hàng đầu của chuyên ngành Văn học dân gian với nhiều công trình mà người nghiên cứu Folk literature không thể không tham khảo: Văn học học dân gian Việt Nam; Mấy vấn đề về phương pháp nghiên cứu và giảng dạy văn học dân gian; Bình giảng truyện dân gian; Bình giảng ca dao...  Hình như trời sinh ra Thầy Tựu là để "làm" văn học dân gian. Hồn nhiên, tinh tế, dí dỏm, nhẹ nhàng mà sâu sắc, thấm thía… Thầy là người giỏi truyền cảm hứng cho học trò cũng như bất cứ ai. Hễ ai có gì băn khoăn, thắc mắc, lo khó, ngại khổ, đến gặp Thầy Hoàng Tiến Tựu… Thầy là "giải quyết" mọi sự chủ yếu bằng sự chia sẻ, cảm thông, động viên. Khoan thai, rủ rỉ, thủ thỉ, mà thấm, mà ngấm, người nghe "bị" thuyết phục tự lúc nào chẳng hay…

Không dễ có một vị Giáo sư - Chủ nhiệm khoa - Hiệu trưởng thống nhất trong một thầy giáo bình dị, đời thường, tinh tế và thấu cận nhân tình đến thế!...”


II. Khái quát tác phẩm Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen


1. Hoàn cảnh sáng tác 

Trích trong Bình giảng ca dao (1992)

Tác giả - Tác phẩm: Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen (Tóm tắt, nội dung, nghệ thuật, HCST, sơ đồ tư duy)

2. Thể loại

Nghị luận văn học là dùng những lý lẽ của mình để bàn bạc thuyết phục người khác về vấn đề mình đang nói tới. Để thuyết phục người khác nghe theo quan điểm, ý kiến cá nhân của mình và từ đó nhận ra những vấn đề nào là đúng và vấn đề nào là sao.


3. Bố cục 

Văn bản được chia thành 3 phần:

Phần 1 (từ đầu đến “cao đẹp của nhân dân Việt Nam”): Giới thiệu giá trị nội dung, nghệ thuật bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen

Phần 2 (tiếp theo đến “thanh cao, trong sạch”): Vẻ đẹp của sen qua các câu thơ

Phần 3 (còn lại): Khẳng định ý nghĩa của hình tượng sen


4. Giá trị nội dung

Văn bản khẳng định sự đạt đến độ hoàn mĩ hiếm có trong loại ca dao vịnh tả cảnh vật mang tính triết lí trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen


5. Đặc sắc nghệ thuật 

- Cách triển khai ý kiến, lí lẽ, bằng chứng chặt chẽ, rõ ràng, mạch lạc

- Ngôn ngữ bình dị, lối viết giàu sức thuyết phục


6. Tác phẩm Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen

Bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen đạt đến độ hoàn nữ hiểm có trong loại ca dao vinh! tả cảnh vật mang tính triết lí. [... ] Cảnh vật ở đây là cây sen ở trong đầm. Hình ảnh cây sen trong đàm được giới thiệu, miêu tả cụ thể, chính xác, vừa chân thực, sống động, vừa thể hiện triết lý sống cao đẹp của nhân dân Việt Nam.

Trước hết, vẻ đẹp của sen đã được miêu tả một cách khéo léo, tài tình. [...] Câu thứ nhất, tác giả dân gian khẳng định và tuyệt đổi vẻ đẹp không gì sánh nổi của cây sen ở trong đầm

Trong đầm gì đẹp bằng sen

Khẳng định và đề cao vẻ đẹp của sen như vậy, nhưng tại sao người nghe, người đọc lại không có cảm giác khó chịu? Vi tác giả bài ca dao đã khéo léo trình bày sự khẳng định dưới hình thức nghi vấn để cho người nghe được suy nghĩ tự do. Trạng ngữ “trong đầm" đã hạn chế sự tuyệt đối hoá` trong câu ca dao, làm cho nó trở thành tương đối" và có tính thuyết phục.

Câu thứ hai, tác giả dân gian miêu tả vẻ đẹp của từng bộ phận cụ thể trong cây sen để chứng minh cho câu thứ nhất:

Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng

Từ “lá xanh” qua “bông trắng” đến “nhị vàng”, tức là quan sát từ ngoài vào trong, rất tự nhiên, hợp lý. Từ “lại” được dùng rất đất, có tác dụng nhấn mạnh sự đa dạng nhiều thành phần và màu sắc đáng chú ý của câu văn thể hiện ý kiến, lí lẽ. Từ “chen” nói lên sự kết chất giữa hoa và nhị, chứng tỏ đây là một bông hoa sen vừa mới nở!

Câu thứ ba có vị trí đặc biệt trong toàn bài, đỏ là câu chuyển (chuyển vần, chuyển nhịp, chuyển ý) đề chuẩn bị cho câu kết:

Nhị vàng, bông trắng, lá xanh

[...] Bài ca dao tuy đã có sự chuyển vận và thay đổi trật tự các từ ngữ, hình ảnh (giữa câu hai và câu ba) nhưng tất cả sự chuyển đổi máy đã được thực hiện một cách khéo léo, tự nhiên, khiển cho bài ca dao sử phát triển liên tục và ngày càng mạnh mẽ về cả nội dung lẫn hình thức; không có chỗ nào bề tắc, ngưng trệ; tựa như một dòng sông, tuy cỏ chỗ chuyển đồng, đổi hướng tiến lượn quanh co nhưng vẫn chảy thông, chảy mạnh.

[...] Bên cạnh đó, qua hình ảnh hoa sen, tác giả dân gian đã gửi gắm những triết lí sống sâu sắc, thể hiện rõ nhất ở câu thứ tư:

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn

[...] Đọc đến câu này, hầu như không mây ai dừng lại để suy nghĩ nhiều về nghĩa đen, nghĩa trực tiếp của nó. Phần nhiều đều chuyển ngay sang nghĩa bỏng, sang hình ảnh con người và ý nghĩa triết lí nhân sinh trong đó. Và thế là “sen” hóa thành người, bùn trong thiên nhiên hóa thành ''bùn” trong xã hội, rồi cả cái “đầm” và mùi "hôi tanh” cũng được coi là hình ảnh tượng trưng, ẩn dụ và được hiểu theo nghĩa bóng. Hình ảnh bông sen tượng trưng cho cách sống cao thượng, dẫu ở giữa hoàn cảnh ô trọc nhưng vẫn giữ vững nhân cách thanh cao, trong sạch.

Nhân dân lao động, đặc biệt nông dân là những người gần sen, hiểu sen, yêu sen và giống sen nhiều nhất. Họ đã đưa sen vào ca dao biết bao nhiêu lần, mỗi lần một cách, mà lần nào cũng hay, cũng đẹp. Xét vẻ nội dung và ý nghĩa tượng trưng, ẩn dụ thì hình tượng sen trong nhiều bài ca dao nói chung, cũng như câu "Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” nói riêng nhằm phản ánh trung thực lẽ sống cao đẹp của con người Việt Nam ngàn đời nay.

(Trích trong Bình giảng ca dao, NXB Giáo dục, 1996)


7. Sơ đồ tư duy


III. Câu hỏi vận dụng kiến thức tác phẩm Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen

Câu hỏi 1: Em hãy chỉ ra những từ ngữ, câu văn thể hiện ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong đoạn bàn luận về câu ca dao thứ hai.

Lời giải:

- Ý kiến: “miêu tả vẻ đẹp của từng bộ phận cụ thể trong cây sen để chứng minh cho câu thứ nhất”

- Lí lẽ: “quan sát từ ngoài vào trong, rất tự nhiên, hợp lí”

+ Bằng chứng: “Từ “lá xanh” qua “bông trắng” đến “nhị vàng”

- Lí lẽ: “nhấn mạnh sự đa dạng nhiều thành phần và màu sắc đáng chú ý của cây sen”

+ Bằng chứng: “Từ “lại” được dùng rất đắt”

- Lí lẽ: “một bông hoa sen vừa mới nở”

+ Bằng chứng: “Từ “chen” nói lên sự kết chặt giữa hoa và nhị”

Câu hỏi 2: Theo em, có thể thay đổi trật tự các ý kiến lớn, ý kiến nhỏ được không? Cách sắp xếp trật tự các ý kiến như vậy có tác dụng gì trong việc thực hiện mục đích của văn bản?

Lời giải:

Theo em, không nên thay đổi trật tự các ý kiến lớn, ý kiến nhỏ trong văn bản vì cách sắp xếp trật tự các ý kiến đó đã hợp lí, logic, theo thứ tự từng câu trong bài và cũng thể hiện được dụng ý của tác giả khi mượn hình ảnh hoa sen để nói về triết lí con người.

Câu hỏi 3: Văn bản được viết ra nhằm mục đích gì? Xác định nội dung chính của văn bản.

Lời giải:

+ Mục đích: bình luận về vẻ đẹp của hoa sen trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen

+ Nội dung chính: khẳng định bài ca dao có nghệ thuật tuyệt vời và ý nghĩa triết lí nhân sinh gắn liền với nhau tạo nên giá trị muôn đời.

Câu hỏi 4: Những dấu hiệu nào giúp em nhận ra văn bản trên là văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học?

Lời giải:

Những dấu hiệu giúp em nhận ra văn bản là văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học là:

- Phương thức biểu đạt: nghị luận

- Tác giả nêu nhận xét, lí lẽ nhằm thuyết phục người đọc về vẻ đẹp của sen trong bài ca dao

- Sử dụng câu văn khẳng định

- Nêu lên các ý kiến, lí lẽ và dẫn chứng để chứng minh cho ý kiến

Câu hỏi 5: Em hãy chỉ ra những từ ngữ, câu văn thể hiện ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong đoạn bàn luận về câu ca dao thứ hai.

Lời giải:

Từ “lại” được dùng rất đắt, có tác dụng nhấn mạnh sự đa dạng nhiều thành phần và màu sắc đáng chú ý của cây sen. Từ “chen” nói lên sự kết hợp chặt giữa hoa và nhị, chứng tỏ đây là một bông hoa sen vừa mới nở.

Câu hỏi 6: Em hãy thực hiện một sản phẩm sáng tạo (bức tranh, đoạn văn,..) để chia sẻ cảm nhận của em về bài ca dao:

Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng

Nhị vàng, bông trắng, lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

Lời giải:

Hình ảnh cây sen được miêu tả vừa cụ thể, chân thực vừa mang tính tượng trưng và khái quát rất cao. Ca ngợi vẻ đẹp của hoa sen, các nhà thơ bình dân xưa đã phản ánh lẽ sống cao quý của con người Việt Nam từ ngàn đời nay: tự hào, tự tin về bản thân mình luôn giữ được tâm hồn trong sáng, phẩm chất thanh cao, dù hoàn cảnh sống có nghiệt ngã, xấu xa đến mức nào.

>>> Xem trọn bộ: Tác giả - Tác phẩm Văn 7 Chân trời sáng tạo

-----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Khái quát về Tác giả - Tác phẩm: Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen trong bộ SGK Chân trời sáng tạo theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài giới thiệu về tác giả tác phẩm các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt! 

icon-date
Xuất bản : 09/07/2022 - Cập nhật : 26/07/2022